Choắt mỏ nhác

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Choắt mỏ nhác
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Charadriiformes
Họ (familia)Scolopacidae
Chi (genus)Limosa
Brisson,1760
Loài (species)L. limosa
Phân loài (subspecies)L. l. limosa Linnaeus, 1758

L. l. islandica Brehm, 1831

L. l. melanuroides Gould, 1846
Danh pháp hai phần
Limosa limosa
(Linnaeus, 1758) Brisson,1760
Phạm vi phân bố: xanh lục=mùa đông, vàng=khu vực sinh sản
Phạm vi phân bố: xanh lục=mùa đông, vàng=khu vực sinh sản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Scolopax limosa Linnaeus,1758

Choắt mỏ nhác (danh pháp hai phần: Limosa limosa) là một loài chim trong họ Dẽ.[2] Nó là một loài chim bờ biển lớn, chân dài, mỏ dài, được Carolus Linnaeus vào miêu tả năm 1758. Nó là một thành viên của chi Limosa. Có ba phân loài, tất cả đều có đầu, cổ và ức màu cam trong mùa sinh sản và nâu xám trong mùa đông. Phạm vi sinh sản của nó không liên tục trải dài từ Iceland qua châu Âu và khu vực Trung Á. Nó trú đông trong các khu vực đa dạng như Tiểu lục địa Ấn Độ, Australia, Tây Âu và Tây Phi.

Phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này được Carolus Linnaeus miêu tả ban đầu với tên gọi Scolopax limosa vào năm 1758.[3] Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Latin limus, nghĩa là 'bùn'. Loài này có 3 phân loài gồm:[4][5]

  • L. limosa limosa, Choắt mỏ nhác châu Âu, sinh sản ở tây và trung Âu đến trung Á và Nga thuộc châu Á, đến tận sông Yenisei.[4] Đầu, cổ và ngực của nó có màu vàng nhạt.[3]
  • L. limosa islandica, còn gọi là choắc mỏ nhác Iceland, sinh sản chủ yếu ở Iceland, nhưng cũng sinh sản trên các đảo khác như quần đảo Faeroe, Shetlandquần đảo Lofoten. So với loài phân loài limosa, nó có mỏ ngắn hơn, chân ngắn hơn và màu sắc đỏ hơn kéo dài đến bụng.[3]
  • L. limosa melanuroides, còn gọi là choắt mỏ nhác châu Á, sinh sản ở Mông Cổ, miền bắc Trung Quốc, XibiaViễn Đông Nga.[4] Bộ lông của nó tương tự như của phân loài islandica, nhưng kích thước của nó nhỏ hơn rõ rệt.[3]

Với con người[sửa | sửa mã nguồn]

Ở châu Âu, loài này chỉ bị săn bắt ở Pháp, với tổng số cá thể bị giết ước tính từ 6.000 đến 8.000 con. Điều này làm tăng mối đe dọa đến số lượng cá thể loài này ở tây Âu, và Ủy ban châu Âu có kế hoạch quản lý tại chỗ loài này ở các quốc gia thành viên.[6]Anh, loài này trước đây có giá rất cao trong ẩm thực.[7] Sir Thomas Browne (1605–1682) nói rằng: "[Godwits] cung cấp các món ăn ngon nhất ở Anh và tôi nghĩ, con càng lớn giá càng cao." Tên trong tiếng Anh của nó là Black-tailed Godwits, các tên cũ của nó gồm Blackwit,[7] Whelp, Yarwhelp, Shrieker, Barker và Jadreka Snipe.[8] Tên tiếng Iceland của loài này là Jaðrakan.[9]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ BirdLife International (2012). Limosa limosa. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ a b c d BWPi: The Birds of the Western Palearctic on interactive DVD-ROM. London: BirdGuides Ltd. and Oxford University Press. 2004. ISBN 1-898110-39-5.
  4. ^ a b c “Black-tailed Godwit (Limosa limosa) - BirdLife Species factsheet”. Datazone. BirdLife International. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.
  5. ^ Clements, James F. (2007). The Clements Checklist of Birds of the World. Cornell University Press. ISBN 978-0-8014-4501-9.
  6. ^ “Management Plan for Black-tailed Godwit (Limosa limosa)” (PDF). European Commission. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.
  7. ^ a b Mark Cocker & Mabey, Richard (2005). Birds Britannica. London: Chatto & Windus. ISBN 0-7011-6907-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Greenoak, Francesca (1979). All The Birds Of The Air. Book Club Association.
  9. ^ R. A. Robinson. “Black-tailed Godwit Limosa limosa. BirdFacts. British Trust for Ornithology. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]