Bước tới nội dung

Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây
Tên bản ngữ
  • 晋北自治政府  (Tiếng Trung Quốc)
    ᠤᠮᠠᠷᠠᠲᠤᠱᠠᠨᠢᠰᠢ ᠠᠦ᠋ᠲ᠋ᠣᠨᠣᠮᠢ ᠳᠤ ᠵᠠᠰᠠᠭ ᠤᠨ ᠭᠠᠵᠠᠷ   (Mongolian)
1937–1939
Quốc kỳ Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây
Quốc kỳ
Con dấu Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây
Con dấu

Tiêu ngữ反共、反蒋、亲日[1]
Tổng quan
Vị thếThành phần tự trị về mặt hành chính
của Mông Cương
Thủ đôĐại Đồng
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Trung Quốc
Tiếng Mông Cổ
Tiếng Nhật
Chính trị
Chính phủChính phủ dân sự
Cố vấn tối cao 
Ủy viên Hội đồng Tối cao của Ủy ban Thống nhất Mông Cương 
• 1937–1939
Hạ Cung
Lịch sử 
• Chiến dịch Chahar (Trận Nankou)
15 tháng 10 năm 1937
1 tháng 9 năm 1939
Kinh tế
Đơn vị tiền tệNhiều loại tiền tệ
Tiền thân
Kế tục
Trung Hoa Dân Quốc (1912–1949)
Mông Cương
Hiện nay là một phần củaTrung Quốc


Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây (còn gọi là Chính phủ tự trị Tấn Bắc; tiếng Trung: 晋北自治政府; bính âm: Jìnběi zìzhì zhèngfǔ; Wade–Giles: Chin4-pei3 tzu4-chih4 cheng4-fu3; Hepburn: Susumu kita jichi seifu) là một chính phủ tự trị hành chính của Mông Cương từ khi thành lập năm 1937 đến khi sáp nhập hoàn toàn vào Mông Cương năm 1939. Sau khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào tháng 7 năm 1937, chính quyền khu vực được thành lập trên các lãnh thổ do Nhật chiếm đóng. Sau Chiến dịch Chahar diễn ra tháng 9 năm 1937, quyền kiểm soát của Nhật Bản được mở rộng đến khu vực phía bắc Sơn Tây, được thiết lập thông qua việc thành lập Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây, cũng như Chính phủ tự trị Nam Chahar ở phía đông tỉnh Sơn Tây.

Mặc dù Mông Cương lúc đầu chỉ thực hiện vai trò giám sát và chỉ đạo đối với Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây thông qua Ủy ban thống nhất Mông Cương, hội nghị gồm các nhân vật có ảnh hưởng từ Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây, Chính phủ tự trị Nam Chahar và Mông Cương; Ảnh hưởng của Mông Cương theo thời gian đã cho phép kiểm soát ngày càng nhiều các vấn đề của khu vực, khiến vùng này mất quyền tự chủ hành chính vào năm 1939 qua sự thành lập của Chính phủ Tự trị Thống nhất Mông Cổ.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Sự kiện Lư Câu Kiều và việc Nhật Bản tham chiến ở Trung Quốc, các kế hoạch của quân đội Nhật cho hi vọng chiến thắng của họ trong Chiến tranh Trung-Nhật đã được chuẩn bị thực hiện.[2] Trong số các kế hoạch này, đặc biệt là trong thời kì đầu của cuộc chiến, đã có sự tham gia của chính quyền Trung Quốc bằng cách chia nước này thành nhiều nhà nước vùng đệm nhỏ hơn, tất cả đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Nhật Bản.[3] Đến năm 1938, nhiều chính phủ nhỏ liên kết với Nhật Bản đã tồn tại trên khắp Trung Quốc, bên cạnh những nhà nước bù nhìn lớn hơn là Mãn Châu Quốc và Mông Cương. Ngoài ra còn một số nhà nước bù nhìn tự trị về mặt hành chính mới được thành lập gồm: Chính phủ tự trị Chống cộng Đông Hà Bắc,[4] Chính phủ Đại Đạo,[5] Chính phủ tự trị Nam Chahar, và cả Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây.

Sáng lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 13 tháng 9 năm 1937, trung tâm thành phố Đại Đồng bị quân đội Nhật Bản đánh chiếm và kiểm soát. Tuy nhiên, ngay sau đó, một nhóm các nhân vật có ảnh hưởng trong thành phố, gồm: Wang Yongkui, chủ tịch Phòng Thương mại thành phố Đại Đồng, một giáo viên trung học cơ sở, một kế toán và cả những người khác đã chào đón người Nhật, họ không phản đối việc chiếm đóng. Cuối tháng đó, vào ngày 20 tháng 9, các cơ sở của chính phủ cộng tác trong khu vực bắt đầu được thành lập với Trung tâm Bảo dưỡng Công an Bắc Sơn Tây ở Đại Đồng. Dẫn đầu nỗ lực này lúc đầu là Chen Yuming, người được quân đội Nhật Bản đưa từ Trương Gia Khẩu (Kalgan), thủ phủ khi đó là Mông Cương, nhằm chỉ đạo chính quyền Đại Đồng. Dưới thời Chen, Trung tâm Bảo trì Công an Bắc Sơn Tây đã thành lập một lực lượng dân quân gồm 150 người từ Đại Đồng hợp tác với quân đội Nhật Bản để bảo vệ thành phố. Tuy nhiên, việc điều hành Đại Đồng của Chen bị cắt ngắn bởi sự tái cơ cấu quản lí toàn bộ khu vực vào tháng 10.[6]

Vào tháng 10, quân đội Nhật Bản đã tổ chức một hội nghị với mục đích tuyên bố "Đưa tỉnh Sơn Tây lên tự chủ", được tổ chức tại Nhà hát Phố Tây Gulou ở Đại Đồng.[7] Tại hội nghị này, với hơn một nghìn người tham dự, năng lực hành chính của Trung tâm Bảo trì Công an Bắc Sơn Tây đã được thay thế bởi nhiều cơ quan hành chính khác, dẫn đến kế hoạch thành lập một nhà nước tự trị ở miền Bắc Sơn Tây, với thủ phủ là Đại Đồng.

Ngày 15 tháng 10 năm 1937, Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây chính thức được thành lập.[8]

Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Về quan hệ quốc tế, Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây không được bất kì quốc gia có chủ quyền nào công nhận. Ngay cả chính Nhật Bản cũng không chính thức công nhận Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây là một quốc gia. Tuy nhiên, Mông Cương và Chính phủ tự trị Nam Chahar lân cận thì có công nhận. Ba nhà nước Mông Cương, Bắc Sơn Tây và Nam Chahar, đều bị ràng buộc bởi Hội đồng Tối cao, một tổ chức có trụ sở tại Trương Gia Khẩu chỉ đạo (nhưng không thi hành hay lập ra) chính sách của cả ba. Mông Cương - vốn có ảnh hưởng lớn nhất trong Ủy ban Thống nhất Mông Cương - cho phép hai quốc gia kia trở nên phụ thuộc hơn vào chính Mông Cương theo thời gian.[9] Đại diện Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây tại Ủy ban Thống nhất Mạnh Giang là Hạ Cung, một cựu chính khách địa phương trong thời kì Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát Sơn Tây.[10]

Sáp nhập vào Mông Cương

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thời gian và mối quan hệ giữa Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây và Mông Cương ngày càng trở nên khăng khít hơn, hai nhà nước cùng với Chính phủ tự trị Nam Chahar sẽ hợp nhất để thành lập Chính phủ tự trị Mông Cổ Thống nhất Mông Cương. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, địa vị của Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây thay đổi do nó đã mất quyền tự trị, trở thành một bộ phận được kiểm soát trực tiếp hơn nhiều của chính Mông Cương. Mặc dù Bắc Sơn Tây vẫn có một số quyền tự trị tương đối, nhưng điều này cũng đã bị xóa bỏ vào năm 1943 khi nó được cải tổ thành Văn phòng tỉnh Đại Đồng ở Mông Cương.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “晋北自治政府” [North Shanxi Autonomous Government]. Knowledge Shell (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019. closed access publication – behind paywall
  2. ^ Morton, Louis. “Japan's Decision for War”. U.S. Army Center Of Military History. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ Boyle, John H. (1972). China and Japan at War, 1937-1945; The Politics of Collaboration [Trung Quốc và Nhật Bản trong Chiến tranh, 1937-1945; Chính trị của Hợp tác]. Nhà xuất bản Đại học Stanford. ISBN 0804708002.
  4. ^ Shizhang Hu (1 tháng 1 năm 1995). Stanley K. Hornbeck and the Open Door Policy, 1919-1937 [Stanley K. Hornbeck và Chính sách Mở cửa, 1919-1937]. Nhóm xuất bản Greenwood. tr. 213–. ISBN 978-0-313-29394-8.
  5. ^ Henriot, Christian; Yeh, Wen-hsin (12 tháng 4 năm 2004). In the Shadow of the Rising Sun: Shanghai Under Japanese Occupation [In the Shadow of the Rising Sun: Thượng Hải dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản] (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Đại học Cambridge. ISBN 9780521822213.
  6. ^ “日伪晋北自治政府的成立” [Sự thành lập Chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây của ngụy Nhật Bản]. blog.sina.com.cn (bằng tiếng Trung). 27 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “「烽火张垣」伪蒙疆政权——晋北自治政府(三)” ["Fenghuo Zhang Yuan" - Chế độ chính phủ tự trị Bắc Sơn Tây giả Mông Cổ (3)]. www.sohu.com (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ Cục Nội vụ thành phố Đại Đồng (1983). 大同市从古至今的历史 [Lịch sử thành phố Đại Đồng từ thời cổ đại đến nay]. Nhà xuất bản Nhân dân Sơn Tây. tr. 130–138.
  10. ^ Ủy ban về các vấn đề Đông Á ((東亜問題調査会) (1941). Tiểu sử của những nhân vật quan trọng gần đây nhất của Trung Quốc (最新支那要人伝). Asahi Shimbun.
  11. ^ 山西文史资料56 [Tài liệu Lịch sử và Văn học Sơn Tây 56]. Thái Nguyên, Trung Quốc: Nhà xuất bản Nhân dân Sơn Tây. 1988. tr. 45–47.