Dê cổ đen Valais

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dê cổ đen Valais
Tình trạng bảo tồnFAO (2007): Italy: nguy cấp[1]
các nước khác: không liệt kê
Tên gọi khác
  • Walliser Schwarzhalsziege
  • Gletschergeiss
  • Col Noir du Valais
  • Chèvre des Glaciers
  • Race de Viège
  • Vallesana
  • Vallese
Quốc gia nguồn gốc
Phân bốchủ yếu ở Valais
Tiêu chuẩn
Sử dụngthọt, sữa, milk, chăm sóc cây cỏ
Đặc điểm
Cân nặng
  • Đực:
    thấp nhất 75 kg[6]
  • Cái:
    thấp nhất 55 kg[6]
Chiều cao
  • Đực:
    85 cm[6]
  • Cái:
    75 cm[6]
Màu da/lôngthường nhợt nhạt
Màu lenđen từ đầu đến sau vai, trắng phần còn lại
Màu khuôn mặtđen
Tình trạng sừngđực-cái đều có sừng
  • Capra aegagrus hircus

Dê cổ đen Valais (tiếng Anh:Valais Blackneck, tiếng Đức: Walliser Schwarzhalsziege hoặc Gletschergeiss; Tiếng Pháp: Col Noir du Valais, Chèvre des Glaciers hoặc Race de Viège và tiếng Ý: Vallesana hoặc Vallese) là một giống dê nhà có nguồn gốc từ bang Valais, ở miền nam Thụy Sĩ và các khu vực lân cận của miền bắc Italy. Khu vực có nhiều dê giống này nhất là ở khu vực Visp (Viège). Giống dê hiện diện với số lượng khiêm tốn ở ÁoĐức.

Dê cổ đen Valais có màu sắc đặc biệt, màu đen từ mũi đến sau vai và màu trắng từ đó đến đuôi. Giống dê Bagot Anh có màu tương tự, được cho là có nguồn gốc từ giống dê này, được lấy từ giống được dâng lên cho vua Richard II của Anh thưởng lãm vào năm 1380.[7] Trong khi nó thường được xem là dê Bagot có nguồn gốc từ Dê cổ đen Valais đã được mua lại ở Thụy Sĩ bởi những người thập tự chinh trở về Anh, lý thuyết này đã được khai thác triệt để bởi Werner năm 1978.[8].

Ở Ý, Dê cổ đen Valais được nuôi dưỡng ở các tỉnh VerbaniaVercelli.[9] Nó là một trong bốn mươi ba giống dê gốc Ý phân bố hạn chế được công bố trong đó một cuốn sổ cái đăng ký giống được lưu giữ bởi Associazione Nazionale della Pastorizia, hiệp hội chăn nuôi cừu và dê quốc gia Ý.[10][11] Vào cuối năm 2013, tổng số con giống dê này là từ 3000 đến 3400 con ở Thụy Sĩ và 191[12] hoặc 446 con[5] ở Ý. Vào năm 2012 Áo báo cáo có khoảng 100 đến 300 con dê giống này[3] và Đức là 429 con.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Barbara Rischkowsky, D. Pilling (eds.) (2007). List of breeds documented in the Global Databank for Animal Genetic Resources, annex to The State of the World's Animal Genetic Resources for Food and Agriculture. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. ISBN 9789251057629. Accessed June 2014.
  2. ^ Breed data sheet: Walliser Schwarzhalsziege/Switzerland. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Accessed June 2014.
  3. ^ a b Breed data sheet: Walliser Schwarzhalsziege/Austria. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Accessed June 2014.
  4. ^ a b Breed data sheet: Walliser Schwarzhalsziege/Germany. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Accessed June 2014.
  5. ^ a b Breed data sheet: Vallesana/Italy. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Accessed June 2014.
  6. ^ a b c d Walliser Schwarzhaslziege (in German). Oberwalliser Ziegenzuchtverband. Accessed June 2014.
  7. ^ Daniele Bigi, Alessio Zanon (2008). Atlante delle razze autoctone: Bovini, equini, ovicaprini, suini allevati in Italia (in Italian). Milan: Edagricole. ISBN 9788850652594. p. 420–21.
  8. ^ Werner, R., 1978. The Origin of the Bagot Goat. Researched for the Rare Breeds Survival Trust.
  9. ^ Norme tecniche della popolazione caprina "Capra Vallesana": standard della razza (in Italian). Associazione Nazionale della Pastorizia. Accessed June 2014.
  10. ^ Strutture Zootecniche (Dec. 2009/712/CE - Allegato 2 - Capitolo 2) (in Italian). Ministero delle Politiche Agricole Alimentari e Forestali. Section I (e). Archived 4 December 2013.
  11. ^ Le razze ovine e caprine in Italia (in Italian). Associazione Nazionale della Pastorizia: Ufficio centrale libri genealogici e registri anagrafici razze ovine e caprine. p. 113. Accessed May 2014.
  12. ^ Consistenze Provinciali della Razza 92 Vallesana Anno 2013 (in Italian). Associazione Nazionale della Pastorizia: Banca dati. Accessed June 2014.