Bước tới nội dung

Echo (lớp tàu ngầm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình Đề án 675 (Echo II)
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác
Lớp trước Tàu ngầm lớp Whiskey
Lớp sau Tàu ngầm lớp Juliett
Thời gian hoạt động 19/11/1960–15/7/1994
Hoàn thành
  • Echo I: 5
  • Echo II: 29
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu ngầm hạt nhân
Trọng tải choán nước
  • Echo I:
  • 3.768 tấn Anh (3.828 t) khi nổi
  • 4.920 tấn Anh (4.999 t) khi lặn
  • Echo II:
  • 4.415 tấn Anh (4.486 t) khi nổi
  • 5.760 tấn Anh (5.852 t) khi lặn
Chiều dài
  • Echo I: 111,2 m (364 ft 10 in)
  • Echo II: 115,4 m (378 ft 7 in)
Sườn ngang
  • Echo I: 9,2 m (30 ft 2 in)
  • Echo II: 9,3 m (30 ft 6 in)
Mớn nước
  • Echo I: 7,1 m (23 ft 4 in)
  • Echo II: 7,4 m (24 ft 3 in)
Động cơ đẩy
  • Echo I: 2 lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng nước áp lực cao có công suất 44.500 hp (33 MW) mỗi lò, 2 tuốc bin hơi nước, 2 trục chân vịt.
  • Echo II: 2 lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng nước áp lực cao có công suất 70.000 hp (52 MW) mỗi lò, 2 tuốc bin hơi nước, 2 trục chân vịt.
Tốc độ
  • Echo I:
  • 15,1 hải lý trên giờ (17,4 mph; 28,0 km/h) đi nổi
  • 24,2 hải lý trên giờ (27,8 mph; 44,8 km/h) khi lặn
  • Echo II:
  • 14 hải lý trên giờ (16 mph; 26 km/h) khi nổi
  • 22 hải lý trên giờ (25 mph; 41 km/h) khi lặn
Tầm xa 18.000–30.000 dặm (29.000–48.000 km)
Tầm hoạt động 50 ngày
Độ sâu thử nghiệm 300 m (984 ft)
Thủy thủ đoàn tối đa 104-109 thủy thủ (gồm 29 sĩ quan)
Vũ khí
  • Echo I:
  • 6 tên lửa hành trình P-5 Pyatyorka
  • 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm (21 in)
  • 2 ống phóng ngư lôi cỡ 400 mm (16 in)
  • 2 ống phóng ngư lôi cỡ 400 mm (16 in)
  • Echo II:
  • 8 × tên lửa hành trình P-6
  • 4 × ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm (21 in)
  • 2 × ống phóng ngư lôi cỡ 400 mm (16 in)
  • Echo II mod:
  • Thay thế tên lửa hành trình P-6 bằng 8 tên lửa P-500 hoặc P-1000 (P-500 Bazalt)

Tàu ngầm lớp Echo là lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình của Hải quân Liên Xô những năm 1960. Định danh của Liên Xô cho tàu ngầm đầu tiên thuộc loại tàu ngầm này là Project 659, và đặt định danh Project 675 chon 29 chiếc tàu còn lại. Tên ký hiệu của NATO cho lớp tàu này là Echo I và Echo II. Tất cả các tàu ngầm đều được loại biên tính đến năm 1994.[1][2]

Lớp Echo I

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm lớp Echo I (Project 659) được đóng tại Komsomolsk thuộc vùng viễn đông Nga từ năm 1960 đến năm 1963. Lớp tàu ngầm Echo I được xếp vào loại tàu ngầm SSGN với vũ khí trang bị bao gồm sáu ống phóng tên lửa hành trình P-5 Pyatyorka (SS-N-3C, "Shaddock") đối đất. Lớp Echo I có vai trò chiến lược nhiều hơn là nhiệm vụ chống tàu do không có hệ thống điều khiển hỏa lực và radar điều khiển.

Tàu ngầm hạt nhân Project 659 (Echo I) được trang bị lại để trở thành tàu ngầm tấn công thuộc Đề án 659T
Project 659

Khi Hải quân Liên Xô đã có tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo SSBN, nhu cầu trang bị các loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình giảm đi, vì vậy chúng được chuyển đổi thành tàu ngầm hạt nhân tấn công-SSN (SS biểu thị Submarine, trong khi N biểu thị nuclear) Project 659T từ năm 1969 đến năm 1974. Việc chuyển đổi bao gồm loại bỏ các tên lửa hành trình, lớp mạ bên ngoài và thiết kế lại thân tàu để giảm độ tiếng ồn thủy âm của các ống phóng tên lửa và nâng câp hệ thống sonar theo chuẩn của các tàu SSN lớp November.

Tất cả các tàu thuộc lớp Echo I đều được biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương. Hai tàu ngầm cuối cùng thuộc lớp này đã được tháo dỡ vào những năm 1990.

Các tàu thuộc lớp Echo I

[sửa | sửa mã nguồn]
Echo I class — significant dates
# Shipyard Laid down Launched Commissioned Fleet Status
K-45 Nhà máy đóng tàu Leninskiy Komsomol, Komsomolsk-na-Amure ngày 20 tháng 12 năm 1958 ngày 12 tháng 5 năm 1960 ngày 28 tháng 6 năm 1961[3] Pacific Decommissioned 1989 for scrapping
K-59 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 30 tháng 9 năm 1959 ngày 25 tháng 9 năm 1960 ngày 16 tháng 12 năm 1961[3] Pacific Decommissioned 1989 for scrapping
K-66 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 26 tháng 3 năm 1960 ngày 30 tháng 7 năm 1961 ngày 28 tháng 12 năm 1961[3] Pacific Decommissioned 1985 for scrapping
K-122 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 21 tháng 1 năm 1961 ngày 17 tháng 9 năm 1961 ngày 6 tháng 7 năm 1962[3] Pacific Decommissioned 1985 for scrapping
K-151 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 21 tháng 4 năm 1962 ngày 30 tháng 9 năm 1962 ngày 28 tháng 7 năm 1963[3] Pacific Decommissioned 1989 for scrapping

Echo II class

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm lớp Echo II (Project 675) được chế tạo tại Severodvinsk (18 tàu) và Komsomolsk (11 tàu) từ năm 1962 đến 1967 có vai trò là tàu ngầm mang tên lửa tiêu diệt tàu sân bay. Tàu ngầm lớp Echo II trang bị sáu tên lửa hành trình chống tàu P-6 (SS-N-3a "Shaddock") thành từng cặp bên trên vỏ chịu áp lực của tàu.

Phóng tên lửa hành trình P-6 (SS-N-3A) từ tàu ngầm Project 675 (Echo II)
Project 675

Để bắn tên lửa, tàu ngầm phải nổi lên và tên lửa được đặt nghiêng 15 độ.[3] Echo II cũng có radar dẫn đường và hệ thống điều khiển hỏa lực. Echo II có khả năng bắn cả 8 tên lửa trong vòng 30 phút, nhưng phải nổi lên và đợi cho đến khi hiệu chỉnh đường bay pha giữa và lập trình mục tiêu cho tên lửa trừ khi tên lửa được điều khiển từ một tàu ngầm khác.

Từ giữa những năm 1970, mười bốn trong số 29 tàu ngầm Echo II đã được sửa đổi để trang bị tên lửa hành trình chống tàu P-500 Bazalt (SS-N-12 "Sandbox"), có tầm bắn 550 kilômét (340 mi). Các tàu ngầm này (Project 675M) có thể phân biệt được ở chỗ phình hai bên trên tháp tàu ngầm.

Ba trong số các tàu ngầm Project 675M này đã được nâng cấp hơn nữa trở thành Project 675MKV vào khoảng cuối chiến tranh Lạnh. Tên lửa P-1000 Vulkan (GRAU 3M70) bay tốc độ nhanh hơn (Mach 2,3–2,5)[4] tên lửa P-500 và có tầm bắn được mở rộng tới 700 kilômét (430 mi).[4] Đồng thời các tàu ngầm cũng được thay thế vỏ thép bằng vỏ làm bằng titan giúp giảm khối lượng tàu ngầm, đồng thời cải tiến hệ thống đẩy. Dường như nó sử dụng hệ thống dẫn bắn tương tự như tên lửa P-500 là máy tính Argon-KV và radar Argument.[5] Tên lửa hành trình P-1000 cũng được trang bị trên ba tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc từ năm 1987 đến năm 1993. Việc chuyển đổi hai tàu của Hạm đội Thái Bình Dương là K-10K-34 đã bị bỏ dở do thiếu kinh phí.[5]

Lớp Echo II được chia đều cho Hạm đội Thái Bình DươngHạm đội phương Bắc. Những chiếc tàu ngầm thuộc lớp Echo II đã lỗi thời vào giữa những năm 1980 và bị loại biên vào năm 1989 và 1995.

Các tàu ngầm Echo II

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu ngầm lớp Echo II
# Xưởng đóng tàu Đặt ky Hạ thủy Trang bị Hạm đội Trạng thái
K-166 SEVMASH, Severodvinsk Ngày 30 tháng 5 năm 1961 6 tháng 9 năm 1962 31 tháng 10 năm 1963[3] Phương Bắc Loại biên năm 1989 để tháo dỡ
K-104 SEVMASH, Severodvinsk 11 tháng 1 năm 1962 16 tháng 6 năm 1963 15 tháng 12 năm 1963[3] Phương Bắc Loại biên năm 1990 để tháo dỡ
K-170 (K-86, KS-86) SEVMASH, Severodvinsk 16 tháng 5 năm 1962 4 tháng 8, 1963 26 tháng 12 năm 196[3] Phương Bắc Decommissioned 1991 for scrapping
K-175 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure 17 tháng 3 năm 1962 30 tháng 9 năm 1962 30 tháng 12 năm 1963[3] Thái bình dương Decommissioned 1990 for scrapping
K-184 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure 2 tháng 2 năm 1963 25 tháng 8 năm 1963 31 tháng 3 năm 1964[3] Thái bình dương Decommissioned 1990 for scrapping
K-172 SEVMASH, Severodvinsk 8 tháng 8 năm 1962 25 tháng 12 năm 1963 30 tháng 7 năm 1964[3] Phương Bắc Decommissioned 1990 for scrapping
K-47 (B-47) SEVMASH, Severodvinsk ngày 7 tháng 8 năm 1962 ngày 10 tháng 2 năm 1964 ngày 31 tháng 8 năm 1964[3] Phương Bắc Decommissioned 1994–95 for scrapping
K-1 (1963) SEVMASH, Severodvinsk ngày 11 tháng 1 năm 1963 ngày 30 tháng 4 năm 1964 ngày 30 tháng 9 năm 1964[3] Phương Bắc Decommissioned 1992 for scrapping
K-28 (K-428) SEVMASH, Severodvinsk ngày 26 tháng 4 năm 1963 ngày 30 tháng 6 năm 1964 ngày 16 tháng 12 năm 1964[3] Phương Bắc Decommissioned 1990 for scrapping
K-35 SEVMASH, Severodvinsk ngày 6 tháng 1 năm 1964 ngày 27 tháng 1 năm 1965 ngày 30 tháng 6 năm 1965[3] Phương Bắc Decommissioned 1993 for scrapping
K-189 (K-144) Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 6 tháng 4 năm 1963 ngày 9 tháng 5 năm 1964 ngày 24 tháng 7 năm 1965[3] Thái bình dương Decommissioned 1991 for scrapping
K-74 SEVMASH, Severodvinsk ngày 23 tháng 7 năm 1963 ngày 30 tháng 9 năm 1964 ngày 30 tháng 7 năm 1965[3] Phương Bắc Decommissioned 1992 for scrapping
K-22 SEVMASH, Severodvinsk ngày 14 tháng 10 năm 1963 ngày 29 tháng 11 năm 1964 ngày 7 tháng 8 năm 1965[3] Phương Bắc Decommissioned 1995 for scrapping[5]
K-90 (K-111) SEVMASH, Severodvinsk ngày 29 tháng 2 năm 1964 ngày 17 tháng 4 năm 1965 ngày 25 tháng 9 năm 1965[3] Phương Bắc Decommissioned 1989 for scrapping
K-31 (K-431) Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 11 tháng 1 năm 1964 ngày 8 tháng 9 năm 1964 ngày 30 tháng 9 năm 1965[3] Thái bình dương Decommissioned 1987 for scrapping
K-116 SEVMASH, Severodvinsk ngày 8 tháng 6 năm 1964 ngày 19 tháng 6 năm 1965 ngày 29 tháng 10 năm 1965[3] Thái bình dương Decommissioned 1985 for scrapping
K-57 (K-557) Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 19 tháng 10 năm 1963 ngày 26 tháng 9 năm 1964 ngày 31 tháng 10 năm 1965[3] Thái bình dương Decommissioned 1992 for scrapping
K-125 SEVMASH, Severodvinsk ngày 1 tháng 9 năm 1964 ngày 11 tháng 9 năm 1965 ngày 18 tháng 12 năm 1965[3] Phương Bắc Decommissioned 1991 for scrapping
K-48 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 11 tháng 4 năm 1964 ngày 16 tháng 6 năm 1965 ngày 31 tháng 12 năm 1965[3] Thái bình dương Decommissioned 1990 for scrapping
K-128 (K-62) SEVMASH, Severodvinsk ngày 29 tháng 10 năm 1964 ngày 30 tháng 12 năm 1965 ngày 25 tháng 8 năm 1966[3] Phương Bắc Decommissioned 1990 for scrapping
K-56 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 30 tháng 5 năm 1964 ngày 10 tháng 8 năm 1965 ngày 26 tháng 8 năm 1966[3] Thái bình dương Decommissioned 1992 for scrapping
K-131 (B-131) SEVMASH, Severodvinsk ngày 31 tháng 12 năm 1964 ngày 6 tháng 6 năm 1966 ngày 30 tháng 9 năm 1966[3] Phương Bắc Decommissioned 1994 for scrapping
K-10 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 24 tháng 10 năm 1964 ngày 29 tháng 9 năm 1965 ngày 15 tháng 10 năm 1966[3] Pacific Decommissioned 1989 for scrapping
K-135 SEVMASH, Severodvinsk ngày 27 tháng 2 năm 1965 ngày 27 tháng 7 năm 1967 ngày 25 tháng 11 năm 1966[3] Phương Bắc Decommissioned 1988 for scrapping
K-94 (K-204) Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 20 tháng 3 năm 1965 ngày 20 tháng 5 năm 1966 ngày 27 tháng 12 năm 1966[3] Thái bình dương Decommissioned 1992 for scrapping
K-108 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 24 tháng 7 năm 1965 ngày 26 tháng 8 năm 1966 ngày 31 tháng 3 năm 1967[3] Thái bình dương Decommissioned 1990 for scrapping
K-7 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 6 tháng 11 năm 1965 ngày 25 tháng 9 năm 1966 ngày 30 tháng 9 năm 1967[3] Thái bình dương Decommissioned 1990 for scrapping
K-23 Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 23 tháng 2 năm 1966 ngày 18 tháng 6 năm 1967 ngày 30 tháng 12 năm 1967[3] Thái bình dương Decommissioned 1992 for scrapping
K-34 (K-134) Leninskiy Komsomol Shipyard, Komsomolsk-na-Amure ngày 18 tháng 6 năm 1966 ngày 23 tháng 9 năm 1967 ngày 30 tháng 12 năm 1968[3] Thái bình dương Decommissioned 1994 for scrapping

Các tàu ngầm lớp Echo đã dính vào một số vụ tai nạn:

20 tháng 6 năm 1970
K-108 (Echo II) va chạm với tàu ngầm USS Tautog ở Biển Okhotsk ở độ sâu 45 mét (148 ft). Vỏ ngoài của K-108 bị hư hại ở khu vực khoang VIII và IX, tháp chỉ huy Tautog bị hư hại và ngập nước. Không có thủy thủ nào tử vong.
14 tháng 6 năm 1973
K-56 (Echo II) va chạm với tàu đánh cá cỡ lớn Akademik Berg của Liên Xô. Chiếc tàu ngầm bị kẹt trong mũi tàu, và 27 người thiệt mạng khi khoang I và II bị ngập.
20 tháng 8 năm 1973
K-1 (Echo II) đã va vào Hagua Bank (21°35′00″B 80°40′00″T / 21,5833°B 80,6667°T / 21.5833; -80.6667) biển Caribe ở độ sâu 120 mét (390 ft) với tốc độ 16 hải lý / giờ (30 km / h). Mũi tàu bị hư hại đáng kể.
28 tháng 8 năm 1976
K-22 (Echo II) đã va chạm với tàu khu trục nhỏ USS Vogebiển Địa Trung Hải (36°02′00″B 20°36′00″Đ / 36,0333°B 20,6°Đ / 36.0333; 20.6000), cả hai tàu đều chịu hư hại nghiêm trọng. K-22 bị hư hại container chứa tên lửa số 1, cánh vây tàu ngầm, và di chuyển tới Kithirabiển Aegean để sửa chữa. Tàu khu trục của Mỹ bị hư hỏng phần đuôi tàu và được kéo về đảo Crete.[6]
24 tháng 9 năm 1976
K-47 (Echo II) trong khi đang tuần tra ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương đã xảy ra một đám cháy ở khoang VIII (khu vực sinh hoạt) dẫn đến chập điện. Ba thủy thủ đã chết do nhiễm độc khí carbon monoxide.
2 tháng 7 năm 1979
K-116 (Echo II) gặp sự cố lò phản ứng (rò rỉ chất làm mát) tại vịnh Vladimir, biển Nhật Bản. Một số phi hành đoàn đã bị phơi nhiễm một liều lượng phóng xạ lớn, nhưng không có trường hợp nào tử vong.
21 tháng 8 năm 1980
K-122 (Echo I) xảy ra cháy ở khoang số VII (khoang điện) khi đang cách Okinawa 85 dặm (137 km) về phía Đông. 14 thủy thủ hy sinh do khí độc.
10 tháng 9 năm 1981
K-45 (Echo I) va chạm với tàu đánh cá Liên Xô Novokachalinsk vào ban đêm. Mũi tàu bên ngoài và hệ thống sonar của tàu ngầm bị hư hỏng nghiêm trọng. Tàu đánh cá bị chìm.
18 tháng 6 năm 1984
K-131 (Echo II) một đám cháy bùng phát ở khoang VIII do một thợ điện vi phạm các phương pháp an toàn khi ở biển Barents. Mười bốn người chết[7]
10 tháng 8 năm 1985
K-431 (trước đây là K-31) (Echo II) đã bị nổ lò phản ứng khi đang tiếp nhiên liệu tại xưởng đóng tàu ở Vịnh Chazhma, Biển Nhật Bản. Mười người chết (300 người từ các bên cứu hộ phơi nhiễm phóng xạ ở các mức độ khác nhau, một số người chết sau đó).
Tháng 11 năm 1986
K-175 (Echo II), khi đang ở căn cứ đóng quân (Hạm đội Thái Bình Dương), đã bị một vụ nổ trong khoang lò phản ứng, gây phóng xạ và ô nhiễm vùng lãnh thổ gần đó. Không có trường hợp tử vong.
1989
Tai nạn lò phản ứng trên tàu ngầm K-1 (Echo II mod).[5]
26 tháng 6 năm 1989
K-192 (ex-K-172) (Echo II) đã gặp sự cố lò phản ứng (sự cố ở vòng lặp đầu tiên của lò phản ứng bên phải) khi ở ngoài khơi đảo Bear, biển Barents. Thủy thủ đoàn đã bị phơi nhiễm phóng xạ, nhưng không có trường hợp nào tử vong.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [http://www.deepstorm.ru/DeepStorm.files/45-92/nsrs/659/list.htm
  2. ^ http://www.deepstorm.ru/DeepStorm.files/45-92/nsrs/675/list.htm]
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai Podvodnye Lodki Rossii, Atomnye Pervoye Pokoleniye, Tom IV, Chast 1, Defense Ministry Central Design Bureau No.1 & Central Marine Equipment Design Bureau Rubin, Sankt Peterburg, 1996
  4. ^ a b Friedman, Norman (1997). The Naval Institute guide to world naval weapons systems, 1997-1998. Naval Institute Press. tr. 789.
  5. ^ a b c d Friedman, Norman (1997). The Naval Institute guide to world naval weapons systems, 1997-1998. Naval Institute Press. tr. 246.
  6. ^ “Collision with Soviet submarine”. United States Department of State. ngày 29 tháng 8 năm 1976. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2010.
  7. ^ "Atomnaya Podvodnaya Ehpopeya"; L. Osipenko, L. Zhiltsov, N. Mormul; Moscow, 1994