Epsilon Serpentis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Epsilon Serpentis
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0 (ICRS)
Chòm sao Cự Xà
Xích kinh 15h 50m 48,96622s[1]
Xích vĩ +04° 28′ 39,8311″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) +3,69[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổkA2hA5mA7 V[3]
Chỉ mục màu U-B+0,12[2]
Chỉ mục màu B-V+0,14[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−9,4±0,6[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +128,19[1] mas/năm
Dec.: +62,16[1] mas/năm
Thị sai (π)46,30 ± 0,19[1] mas
Khoảng cách70,4 ± 0,3 ly
(21,60 ± 0,09 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)+2,04[5]
Chi tiết
Khối lượng1,820 ± 0,06[6] M
Bán kính1,783 ± 0,04[6] R
Độ sáng12,134 ± 0,296[6] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4,346[7] cgs
Nhiệt độ7.928 ± 88[7] K
Độ kim loại+0,38[7]
Tốc độ tự quay (v sin i)33,1[7] km/s
Tuổi500 ± 200 triệu[6] năm
Tên gọi khác
ε Ser, 37 Serpentis, HD 141795, HIP 77622, HR 5892, SAO 121218[8]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Epsilon Serpentis (Latinh hóa từ ε Serpentis) là một sao đơn,[9] màu trắng trong chòm sao Cự Xà, trong phần đầu của nó (Serpens Caput). Nó có thể nhìn thấy bằng mắt thường với cấp sao biểu kiến +3,69.[2] Dựa trên sự thay đổi thị sai hàng năm là 46,30 mili giây cung khi nhìn từ Trái Đất,[1] tính toán được sao này cách Mặt Trời 70 năm ánh sáng. Nó đang tiến lại gần Mặt Trời với vận tốc xuyên tâm −9 km/s.[4]

Nó là một sao Am[10] trên dãy chính với phân loại sao là kA2hA5mA7 V.[3] Ký hiệu này cho biết quang phổ thể hiện vạch K calci của một ngôi sao A2, các vạch hydro của một ngôi sao A5 và các vạch kim loại của một ngôi sao A7.[11] Nó đã được kiểm tra về sự hiện diện của từ trường, nhưng mức độ phát hiện không có ý nghĩa thống kê.[12]

Epsilon Serpentis có khối lượng ước tính gấp 1,82 lần Mặt Trời và bán kính gấp 1,78 lần Mặt Trời.[6] Ngôi sao này đang tỏa sáng gấp 12[6] lần độ sáng của Mặt Trời từ quang quyển của nó với nhiệt độ hiệu dụng khoảng 7.928 K.[7] Nó là một ứng cử viên cho dư thừa hồng ngoạibước sóng 25 μm, gợi ý rằng có một đĩa vòng quanh sao bao gồm bụi với nhiệt độ 250±70 K có thể quay trên quỹ đạo khoảng 4,2 AU từ ngôi sao chủ.[13] Ngôi sao này có tuổi thọ khoảng 500 triệu năm[6] tuổi và đang tự quay với vận tốc tự quay dự kiến là 33,1 km/s.[7]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Epsilon Serpentis là thành viên của khoảnh sao bản địa Ả Rập gọi là al-Nasaq al-Yamānī, thuộc "đường phía nam" trong "hai đường" của al-Nasaqān.[14] cùng với α Ser (Unukalhai), δ Ser, Oph (Yed Tiền), ε Oph (Yed Hậu), ζ Ophγ Oph.[15]

Theo danh lục sao trong Bản ghi nhớ kỹ thuật 33-507 - Danh lục sao rút gọn gồm 537 tên sao, al-Nasaq al-Yamānī hoặc Nasak Yamani là tên gọi của hai sao: Δ SerNasak Yamani I và ε Ser là Nasak Yamani II (trừ α Ser, δ Oph, ε Oph, ζ Ophγ Oph).[16]

Trong thiên văn học Trung Quốc, 天市右垣 (Tiān Shì Yòu Yuán, Thiên Thị Hữu Viên), có nghĩa là tường bao bên phải của chợ trời, để chỉ tới một khoảnh sao đại diện cho 11 quốc gia cổ tại Trung Quốc tạo thành đường bao bên phải của Thiên Thị viên, chứa các sao ε Serpentis, β Herculis, γ Herculis, κ Herculis, γ Serpentis, β Serpentis, α Serpentis, δ Serpentis, δ Ophiuchi, ε Ophiuchiζ Ophiuchi.[17] Theo đó, tên gọi tiếng Trung của ε Serpentis là Thiên Thị Hữu Viên bát (天市右垣八, Tiān Shì Yòu Yuán bā, nghĩa đen là sao thứ tám của Thiên Thị Hữu Viên), đại diện cho nước Ba (巴).[18][19][20]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
  2. ^ a b c d Feinstein, A. (1974), “Photoelectric UBVRI observations of Am stars”, Astronomical Journal, 79: 1290, Bibcode:1974AJ.....79.1290F, doi:10.1086/111675
  3. ^ a b Gray, R. O.; Corbally, C. J.; Garrison, R. F.; McFadden, M. T.; Bubar, E. J.; McGahee, C. E.; O'Donoghue, A. A.; Knox, E. R. (tháng 7 năm 2006), “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: spectroscopy of stars earlier than M0 within 40 pc-The Southern Sample”, The Astronomical Journal, 132 (1): 161–170, arXiv:astro-ph/0603770, Bibcode:2006AJ....132..161G, doi:10.1086/504637
  4. ^ a b de Bruijne, J. H. J.; Eilers, A.-C. (tháng 10 năm 2012), “Radial velocities for the HIPPARCOS-Gaia Hundred-Thousand-Proper-Motion project”, Astronomy & Astrophysics, 546: 14, arXiv:1208.3048, Bibcode:2012A&A...546A..61D, doi:10.1051/0004-6361/201219219, A61
  5. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015
  6. ^ a b c d e f g Boyajian, Tabetha S.; McAlister, Harold A.; van Belle, Gerard; Gies, Douglas R.; ten Brummelaar, Theo A.; von Braun, Kaspar; Farrington, Chris; Goldfinger, P. J.; O'Brien, David; Parks, J. Robert; Richardson, Noel D.; Ridgway, Stephen; Schaefer, Gail; Sturmann, Laszlo; Sturmann, Judit; Touhami, Yamina; Turner, Nils H.; White, Russel (tháng 2 năm 2012), “Stellar Diameters and Temperatures. I. Main-sequence A, F, and G Stars”, The Astrophysical Journal, 746 (1): 101, arXiv:1112.3316, Bibcode:2012ApJ...746..101B, doi:10.1088/0004-637X/746/1/101. Xem Bảng 10.
  7. ^ a b c d e f David, Trevor J.; Hillenbrand, Lynne A. (2015), “The Ages of Early-Type Stars: Strömgren Photometric Methods Calibrated, Validated, Tested, and Applied to Hosts and Prospective Hosts of Directly Imaged Exoplanets”, The Astrophysical Journal, 804 (2): 146, arXiv:1501.03154, Bibcode:2015ApJ...804..146D, doi:10.1088/0004-637X/804/2/146
  8. ^ “eps Ser”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Rodriguez, David R.; Duchêne, Gaspard; Tom, Henry; Kennedy, Grant M.; Matthews, Brenda; Greaves, Jane; Butner, Harold (tháng 5 năm 2015), “Stellar multiplicity and debris discs: an unbiased sample”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 449 (3): 3160–3170, arXiv:1503.01320, Bibcode:2015MNRAS.449.3160R, doi:10.1093/mnras/stv483
  10. ^ Adelman, Saul J.; Albayrak, Berahitdin (tháng 10 năm 1998), “Elemental abundance analyses with DAO spectrograms – XX”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 300 (2): 359–372, Bibcode:1998MNRAS.300..359A, doi:10.1046/j.1365-8711.1998.01859.x
  11. ^ Walker, Richard (2017), Spectral Atlas for Amateur Astronomers: A Guide to the Spectra of Astronomical Objects and Terrestrial Light Sources, Nhà in Đại học Cambridge, tr. 116, ISBN 1316738760
  12. ^ Shorlin, S. L. S.; Wade, G. A.; Donati, J.-F.; Landstreet, J. D.; Petit, P.; Sigut, T. A. A.; Strasser, S. (tháng 9 năm 2002), “A highly sensitive search for magnetic fields in B, A and F stars”, Astronomy and Astrophysics, 392: 637–652, Bibcode:2002A&A...392..637S, doi:10.1051/0004-6361:20021192
  13. ^ Smith, R.; Wyatt, M. C. (tháng 6 năm 2010), “Warm dusty discs: exploring the A star 24 μm debris population”, Astronomy and Astrophysics, 515: 16, arXiv:1004.0644, Bibcode:2010A&A...515A..95S, doi:10.1051/0004-6361/200913481, A95
  14. ^ Kunitzsch P., Smart T. (2006), A Dictionary of Modern Star names: A Short Guide to 254 Star names and Their Derivations , Cambridge, MA: Sky Publishing, tr. 31, ISBN 1-931559-44-9
  15. ^ Allen, R. H. (1963). Star Names: Their Lore and Meaning . New York, NY: Dover Publications Inc. tr. 243. ISBN 0-486-21079-0. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  16. ^ Rhoads, Jack W. (ngày 15 tháng 11 năm 1971), Technical Memorandum 33-507-A Reduced Star Catalog Containing 537 Named Stars (PDF), Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology
  17. ^ Trần Cửu Kim (陳久金), 2005. Trung Quốc tinh tòa thần thoại (中國星座神話). Đài Loan thư phòng xuất bản hữu hạn công ty (台灣書房出版有限公司). ISBN 978-986-7332-25-7.
  18. ^ Allen, Richard Hinckley (1963), “Serpens”, Star Names, tr. 376
  19. ^ AEEA: Activities of Exhibition and Education in Astronomy, 天文教育資訊網
  20. ^ Bảo tàng Vũ trụ Hồng Kông, English-Chinese Glossary of Chinese Star Regions, Asterisms and Star Name Lưu trữ 2010-08-10 tại Wayback Machine. Truy cập trực tuyến ngày 23-11-2010.