Frankenstein
Frankenstein; hoặc Prometheus hiện đại | |
---|---|
![]() Miêu tả bản chính từ năm 1831 của Theodor von Holst[1] | |
Thông tin sách | |
Tác giả | Mary Shelley |
Quốc gia | ![]() |
Ngôn ngữ | tiếng Anh |
Thể loại | Kinh dị, Thần thoại, Lãng mạn, Khoa học viễn tưởng |
Nhà xuất bản | Lackington, Hughes, Harding, Mavor & Jones |
Ngày phát hành | Ngày 1 tháng 1 năm 1818 |
Số trang | 280 |
ISBN | N/A |
Frankenstein hay còn gọi là Prometheus hiện đại, nói chung được biết đến với cái tên Frankenstein, là tiểu thuyết giả tưởng viết bởi Mary Shelley. Shelley bắt đầu viết tiểu thuyết này khi bà 18 tuổi và nó được phát hành khi bà 20 tuổi. Năm 1818 cuốn tiểu thuyết được xuất bản ở London khuyết danh tác giả. Tên của Shelley được xuất hiện ở lần tái bản thứ nhất ở Pháp năm 1823. Tựa đề của cuốn truyện liên quan tới một nhà khoa học là Victor Frankenstein, là người đang học để cố gắng tìm cách tạo ra sự sống giống con người từ vật chất, nhưng to lớn và khoẻ mạnh hơn người bình thường. Trong văn hoá đại chúng, một số người thường nhầm lẫn tên quái vật là "Frankenstein". Frankenstein là sự tổng hợp của tính chất tiểu thuyết Gothic và lãng mạn. Nó cũng là cảnh báo chống lại sự phát triển công nghiệp của con người hiện đại, ám chỉ trong tiểu đề của tiểu thuyết, Prometheus hiện đại. Câu chuyện có tác động lớn về văn học và Văn hoá đại chúng, còn nối tới thể loại truyện hay phim kinh dị. Nó được coi là câu chuyện đầu tiên phản ánh thật sự về tiểu thuyết khoa học giả tưởng, tập trung về vấn đề như Chúa Giê-su có thể tạo sự sống từ vật chất.
Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]
Victor Frankenstein sinh trong một gia đình giàu có và đã khuyến khích ông tìm tòi thêm những điều mới. Từ nhỏ ông đã thích học về các ngành khoa học tự nhiên như tạo nên sự sống từ vật chất. Victor sống chung với Elizabeth Lavenza và mẹ mình, một tuần trước khi Victor đang định vô học trường Ingolstadt, Đức, họ bị bệnh nặng, Victor bình phục nhưng mẹ ông qua đời. Điều đó làm ông rất buồn nhưng khi vào trường đại học Ingolsardt ông đã bị lôi cuốn bởi các môn triết học tự nhiên và hoá học. Ông không có nhiều bạn nhưng với những ai là bạn ông, ông đối xử rất tốt.
Sau khi vào đại học một thời gian, Victor tự làm các thí nghiệm riêng với mục đích tạo ra sự sống, điều đó làm Victor không còn chú ý vào việc học. Ông làm việc ngày đêm, chỉ ăn khi rất đói. Qua sự cố gắng nỗ lực, ông cuối cùng cũng được trả ơn xứng đáng. Ông đã tìm ra công thức tạo nên sự sống. Thế là ông mua nguyên liệu về và quyết định tạo ra một con người từ những bộ phận của các xác chết. Sau khi làm xong, ông ngồi đợi thành quả của mình nhưng sau mấy tiếng trôi qua cái xác vẫn như vô hồn do đó ông tưởng rằng mình đã thất bại và rất buồn. Vì đã quá mệt mỏi nên ông đi ngủ, chẳng bao lâu sau con người mà ông tạo ra bắt đầu có sự sống và đến gặp ông nhưng bị ông lẩn trốn như tránh một tên quái vật kinh khủng. Sau đó Victor bị bệnh rất nặng và nhờ Elizabeth Lavenza chăm sóc tận tình, ông hồi phục rất nhanh. Họ đính hôn một thời gian sau đó. Tưởng rằng tên quái vật sẽ không bao giờ trở lại nhưng một ngày nọ Victor nghe tin em trai mình bị chết trong vườn, sau đó ông tìm đến để xem chuyện gì xảy ra thì gặp thứ mà ông đã tạo ra và bị ông gọi là quái vật. Tên quái vật nói: "Tôi là thứ ông tạo ra, là thứ bị ông gọi là quái vật. Tôi cũng như bao đứa trẻ khác được sinh ra để mong đợi tình thương của người cha nhưng những thứ tôi được là bị mọi người căm ghét, sợ hãi, hắt hủi. Tôi không bảo ông tạo ra tôi nhưng một khi tôi đã tồn tại, tôi muốn được sinh tồn, ông có hiểu được cảm giác cô đơn và tuyệt vọng của tôi không?". Tên quái vật kể "Tôi không cố ý giết em ông, tôi chỉ muốn nó ở lại với tôi thôi." Cuối cùng Tên quái vật ra điều kiện cho Victor tạo ra một người phụ nữ giống mình và hắn hứa sẽ không bao giờ xuất hiện giữa loài người nữa. Victor hỏi: "Nếu ta từ chối thì sao?", tên quái vật đáp "Thì tôi sẽ làm ông phải khổ và cô đơn giống tôi". Thế là Victor bắt tay vào làm một người đàn bà giống như tên quái vật nhưng khi sắp làm xong ông dừng lại và suy nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu lần này tên quái vật lại hung dữ và độc ác hơn lần trước. Ông quyết định không làm con quái vật cái kia nữa và hủy nó đi. Vào ngày đám cưới của ông, tên quái vật tìm đến giết vợ ông và tất cả khách mời, sau đó cha ông cũng chết vì buồn sầu. Từ đó ông thề sẽ tìm bằng được tên quái vật và giết nó. Ông bỏ ra hết cả tài sản của mình để đuổi theo đuôi tên quái vật. Cuối cùng ông dừng lại ở bắc cực, ông lúc này đã già yếu và sắp chết. Tên quái vật tìm đến và định gặp ông để nói lời "xin tha lỗi cho tôi" nhưng khi tên quái vật đến, ông đã qua đời. Cuối cùng tên quái vật nói: "Ta thật sự chỉ có một mình" và sau đó đi mất vào sâu Bắc Cực. Từ đó về sau không ai còn thấy nó nữa.
Xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Mary Shelley hoàn thành cuốn Frankenstein hoặc Prometheus hiện đại vào tháng 5 năm 1817, và được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 01 tháng 1 năm 1818 bởi nhà xuất bản nhỏ Lackington, Hughes, Harding, Mavor & Jones tại London [2][3]. Lúc đó tên tác giả vẫn chưa được công bố (nặc danh), với lời tựa viết cho Mary bởi Percy Bysshe Shelley, chồng cô và dành tặng cho nhà triết học William Godwin là cha cô. Nó được xuất bản với 500 bản in gồm ba tập, in theo khổ "triple-decker" ("ba tầng") trong lần in đầu tiên. Cuốn tiểu thuyết trước đó đã bị từ chối xuất bản bởi nhà xuất bản của Percy Bysshe Shelley, Charles Ollier và John Murray.
Lần xuất bản thứ hai của Frankenstein được xuất bản vào ngày 11 tháng 8 năm 1822 gồm hai tập (xuất bản bởi G. and W. B. Whittaker), và lần này tên tác giả được công bố.
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1831, ấn bản phổ biến nhất, gộp in chung trong một tập xuất hiện, xuất bản bởi Henry Colburn & Richard Bentley. Lần in này đã được Mary Shelley kiểm duyệt kỹ càng và sửa đổi rất nhiều, một phần vì áp lực để làm cho câu chuyện bảo thủ hơn và bao gồm một lời nói đầu của bà, mới và dài hơn, cũng như trình bày một phiên bản hơi tôn tạo, nhẹ nhàng hơn của nguồn gốc câu chuyện. Bản in này có xu hướng trở thành bản được đọc rộng rãi nhất, tuy nhiên bản gốc từ năm 1818 vẫn còn được xuất bản [4]. Nhiều học giả thích các văn bản năm 1818, họ cho rằng bản in đó mới thể hiện được tính chất văn gốc của Shelley [5].
Phim & Kịch và biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Rất nhiều phim và kịch đã được dựng nên từ cốt truyện này. Trong số đó có:
- 1931: Frankenstein đã trở thành một bộ phim của hãng Universal, đạo diễn James Whale, với sự tham gia của Colin Clive, Mae Clarke, John Boles và Boris Karloff là con quái vật.
- 1990: Frankenstein Unbound với John Hurt, Raul Julia và Bridget Fonda.
- 2011: Frankenstein: Day of the Beast, là một bộ phim độc lập dựa trên cuốn sách ban đầu.
- 2015: Viector Frankenstein, là bộ phim do James McAvoy đóng. = Victor Frankenstein (2015) =
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Bản này là in lại từ bản chính 2008 edition of Frankenstein
- ^ Bennett, Betty T. Mary Wollstonecraft. Shelley: An Introduction. Baltimore: Johns Hopkins University Press, 1998
- ^ D. L. Macdonald and Kathleen Scherf, "A Note on the Text", Frankenstein, 2nd ed., Peterborough: Broadview Press, 1999.
- ^ The edition published by Forgotten Books is the original text, as is the "Ignatius Critical Edition". Vintage Books has an edition presenting both versions.
- ^ see Anne K. Mellor's "Choosing a Text of Frankenstein to Teach" in the W.W. Norton Critical edition
- ^ Frankenstein:Celluloid Monster at the National Library of Medicine website of the (U.S.) National Institutes of Health
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Frankenstein. |
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Frankenstein tại Dự án Gutenberg
- Frankenstein - Easy to read HTML version.
- Frankenstein
- Tiểu thuyết năm 1818
- Tiểu thuyết kinh dị
- Tiểu thuyết kỳ ảo
- Tiểu thuyết thế kỷ 19
- Tiểu thuyết đầu tay
- Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh được chuyển thể thành phim
- Tiểu thuyết được chuyển thể thành phim
- Cấy ghép nội tạng ở tác phẩm hư cấu
- Tiểu thuyết Vương quốc Liên hiệp Anh được chuyển thể thành kịch
- Tiểu thuyết được chuyển thể thành chương trình phát thanh
- Tiểu thuyết được chuyển thể thành video game