Bước tới nội dung

Giáo dục bậc cao ở Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một hội thảo ngoài trời tại Cao đẳng Williams năm 2018
Một thư viện trong trường đại học ở Hoa Kỳ

Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ (Higher education in the United States) là giai đoạn tùy chọn của giáo dục hệ chính quy sau giáo dục trung học. Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ còn được gọi là giáo dục sau trung học, giáo dục giai đoạn ba, cấp ba hoặc giáo dục đại học. Giáo dục đại học tại Mỹ bao gồm các giai đoạn từ 5 đến 8 trên thang đo Quốc tế ISCED 2011, được cung cấp tại 3.931 Title IV cơ sở cấp bằng, được gọi là cao đẳng hoặc đại học[1]. Giáo dục ở đây có thể là đại học công lập hoặc đại học tư thục, đại học nghiên cứu, cao đẳng nghệ thuật tự do, trường cao đẳng cộng đồng hoặc trường cao đẳng vì lợi nhuận. Giáo dục đại học Hoa Kỳ được chính phủ và một số tổ chức bên thứ ba quản lý ở mức độ mờ nhạt[2]. Theo nghiên cứu từ EY-Parthenon, chưa đến một nửa số trường đại học hệ 4 năm ổn định về tài chính vào năm 2022[3]. Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ cũng đặc biệt chú trọng đầu tư vào các môn thể thao sinh viên có tính cạnh tranh cao như bóng bầu dục đại họcbóng rổ sinh viên mang lại doanh thu hàng tỷ đô la[4].

Việc theo học sau trung học (cao đẳng, đại học) tương đối hiếm trong suốt đầu thế kỷ XX ở Mỹ. Tuy nhiên, kể từ những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, việc theo học tại trường cao đẳng hoặc đại học đã được coi là "một nghi lễ vượt qua" (a rite of passage) mà đã gắn bó sâu sắc với giấc mơ Mỹ[5]. Nhiều trường đại học hàng đầu thế giới, được xếp hạng bởi các tổ chức xếp hạng chủ yếu của Anh và Mỹ, đều nằm ở Hoa Kỳ[6][7][8][9]. Hoa Kỳ cũng có Người đoạt giải Nobel nhiều nhất trong lịch sử, với 403 (đã giành được 406 giải)[10]. Nguồn tài trợ nghiên cứu dồi dào đã giúp các trường đại học ưu tú của Mỹ thống trị bảng xếp hạng toàn cầu vào đầu thế kỷ XXI, khiến các trường đại học ở Mỹ trở nên hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế, các giáo sư và nhà nghiên cứu[11]. Tuy nhiên, các quốc gia khác cũng có xu thế đưa ra những khuyến khích, ưu đãi để cạnh tranh giành lấy các nhà nghiên cứu, hạn chế việc chảy máu chất xám[12] khi mà nguồn tài trợ đang bị đe dọa ở Mỹ[13][14] và khi vị thế thống trị của Mỹ trên các bảng xếp hạng quốc tế đã giảm sút đi[15].

Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ cũng đang bị thoái trào tàn lụi bởi sự nở rộ của các trường học chui (fly-by-night schools), xưởng cấp văn bằng (diploma mill), xưởng cấp thị thực (visa mill) và những kẻ săn học bổng từ các trường cao đẳng vì lợi nhuận[16][17][18][19]. Cũng đã có một số nỗ lực cải cách giáo dục đại học ở Mỹ thông qua chính sách liên bang như các quy định về việc làm có thu nhập, nhưng chúng đã vấp phải sự phản đối[20]. Dư luận về các trường đại học ngày càng giảm thiểu, đặc biệt là trong Đảng Cộng hòatầng lớp lao động da trắng[21][22][23][24]. Ngành giáo dục đại học tại Mỹ đã bị chỉ trích vì học phí và chi phí đắt đỏ một cách không cần thiết, cung cấp những dịch vụ giáo dục khó đo lường được coi là quan trọng nhưng trong đó các nhà cung cấp được trả tiền cho đầu vào thay vì đầu ra, vốn bị vướng mắc khuôn khổ từ các quy định của liên bang làm tăng chi phí và thanh toán đến từ bên thứ ba, không phải người thụ hưởng[25]. Trong một cuộc khảo sát của Pew năm 2018, có đến 61% những người được hỏi tại Hoa Kỳ nói rằng giáo dục đại học Hoa Kỳ đang đi sai hướng[26]. Một cuộc khảo sát của Gallup năm 2019 cho thấy, trong số những sinh viên tốt nghiệp cảm thấy mục đích sống là quan trọng, chỉ 40% cho biết họ đã tìm được một nghề nghiệp có ý nghĩa sau khi tốt nghiệp đại học[27]. Vào năm 2023 thì thời báo the Wall Street Journal báo cáo rằng 56% người Mỹ cho rằng bằng cử nhân là một vụ cá cược tồi (bad bet)[28]. Vào năm 2021, khoản nợ vay dành cho sinh viên Hoa Kỳ đã lên tới hơn 1,7 nghìn tỷ đô la[29].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Degree-granting postsecondary institutions, by control and level of institution: Selected years, 1949-50 through 2020-21”. National Center for Education Studies. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Nataša Bakić-Mirić; Davronzhon Erkinovich Gaipov (27 tháng 2 năm 2015). Current Trends and Issues in Higher Education: An International Dialogue. Cambridge Scholars Publishing. tr. 154–. ISBN 978-1-4438-7564-6.
  3. ^ Lundy, Kasia; Ladd, Haven; El-Baz, Miriam (23 tháng 2 năm 2024). “Higher ed financial risk as funds expire”. www.ey.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ Vedder, Richard. “The Three Reasons College Sports Is An Ugly Business”. Forbes.
  5. ^ Bogost, Ian (tháng 10 năm 2020). “America Will Sacrifice Anything for the College Experience”. The Atlantic. ISSN 1072-7825. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ Fink, Jenni (22 tháng 10 năm 2019). “U.S. Schools Take 8 of 10 Top Spots on U.S. News' Best Global Universities”. Newsweek (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ Nietzel, Michael T. (22 tháng 3 năm 2023). “U.S. Universities Dominate Latest QS World Rankings By Academic Field”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “Best Countries for Education: North American and European countries are seen as offering the best opportunities for education”. U.S. News & World Report. 19 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “2022-2023 Best Global Universities Rankings”. U.S. News & World Report. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ “All Nobel Prizes”. NobelPrize.org.
  11. ^ Phil Baty (16 tháng 9 năm 2010). “The World University Rankings: Measure by measure: the U.S. is the best of the best”. TSL Education Ltd. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  12. ^ Redden, Elizabeth (25 tháng 7 năm 2017). “Ready to Go Expat?”. Inside Higher Ed. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017.
  13. ^ Kreighbaum, Andrew (25 tháng 7 năm 2017). “Senate Appropriations Bill Cuts NSF Funding”. Inside Higher Education. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017.
  14. ^ “Proposed Federal Policy Would Cripple University Research”. Inside Higher Ed. 20 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017.
  15. ^ Erica Snow (26 tháng 9 năm 2018). “Oxford, Cambridge Top Global University Rankings: Long-dominant U.S. schools facing stiffer competition from overseas”. The Wall Street Journal.
  16. ^ Robert Shireman (20 tháng 5 năm 2019). “The Policies That Work—and Don't Work—to Stop Predatory For-Profit Colleges”. The Century Foundation.
  17. ^ Davis Whitman (13 tháng 2 năm 2017). “Vietnam Vets and a New Student Loan Program Bring New College Scams”. The Century Foundation.
  18. ^ Onion, Rebecca (27 tháng 7 năm 2016). “19th-Century For-Profit Colleges Spawned Trump University”. Slate.
  19. ^ Liz Robbins (5 tháng 5 năm 2016). “Students at Fake University Say They Were Collateral Damage in Sting Operation”. The New York Times.
  20. ^ Green, Erica L. (10 tháng 8 năm 2018). “DeVos Ends Obama-Era Safeguards Aimed at Abuses by For-Profit Colleges”. The New York Times.
  21. ^ Turnage, Clara (10 tháng 7 năm 2017). “Most Republicans Think Colleges Are Bad for the Country. Why?”. The Chronicle of Higher Education.
  22. ^ deBoer, Fredrik (24 tháng 7 năm 2017). “Op-Ed: Republicans don't trust higher ed. That's a problem for liberal academics”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017.
  23. ^ Hartle, Terry W. (19 tháng 7 năm 2017). “Why Most Republicans Don't Like Higher Education”. The Chronicle of Higher Education.
  24. ^ Jaschik, Scott (16 tháng 8 năm 2017). “Why Republicans Don't Trust Higher Ed”. Inside Higher Ed. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2017.
  25. ^ Mitch Daniels, February 6, 2018, Washington Post, Health care isn't our only ludicrously expensive industry, Retrieved February 7, 2018, "... by evading accountability for quality, regulating it heavily, and opening a hydrant of public subsidies in the form of government grants and loans, we have constructed another system of guaranteed overruns ... pricing categories that have outpaced health care over recent decades are college tuition, room and board, and books...."
  26. ^ Jaschik, Scott (26 tháng 7 năm 2018). “Survey: Most Americans think higher ed is headed in wrong direction”. Inside Higher Ed.
  27. ^ Bauer-Wolf, Jeremy (10 tháng 4 năm 2019). “Purpose as Well as Paycheck”. Inside Higher Ed. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2019.
  28. ^ “Americans Are Losing Faith in College Education, WSJ-NORC Poll Finds”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023.
  29. ^ Kerr, Emma; Wood, Sarah. “See 10 Years of Average Total Student Lan Debt”. US News. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2021.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Adams-Johnson, Susan, et al. "Higher education recruitment in the United States: A chronology of significant literature." Journal of Educational Administration and History 51.3 (2019): 213–238. online
  • Baum, Sandy, Charles Kurose, and Michael McPherson. "An overview of American higher education." in The future of children (2013): 17–39; reviews changes since 1960s. online
  • Betts, Kristen, et al. "Historical review of distance and online education from 1700s to 2021 in the United States: Instructional design and pivotal pedagogy in higher education." Journal of Online Learning Research and Practice 8.1 (2021) pp 3–55 online.
  • Cahalan, Margaret W., et al. "Indicators of Higher Education Equity in the United States: 2021 Historical Trend Report." (Pell institute for the study of opportunity in higher education, 2021). online
  • Cole, Jonathan R. (2016). Toward a More Perfect University. PublicAffairs. ISBN 978-1610392655.
  • MacLeod, W. Bentley, and Miguel Urquiola. 2021. "Why Does the United States Have the Best Research Universities? Incentives, Resources, and Virtuous Circles." Journal of Economic Perspectives, 35 (1): 185–206.
  • Renn, Kristen A., and Robert D. Reason. (2021) College students in the United States: Characteristics, experiences, and outcomes (2nd ed. 2021) reviews.
  • Taylor, Barrett J., and Brendan Cantwell. "Unequal higher education in the United States: Growing participation and shrinking opportunities." Social Sciences 7.9 (2018): 167+ online

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]