Giải cho Tự do và Tương lai của Truyền thông
Kể từ năm 2001, Quỹ Truyền thông của Sparkasse Leipzig đã trao Giải thưởng cho Tự do và Tương lai của Truyền thông cho các nhà báo, nhà xuất bản và các tổ chức truyền thông. Kể từ năm 2004, những giải thưởng đã được trao tổng cộng mỗi năm 30.000 euro.
Giải thưởng không áp dụng cho một ấn phẩm báo chí cá nhân. Giải thưởng được trao cho các nhà báo, nhà xuất bản, nhà xuất bản và các tổ chức hoạt động hiến thân để bảo đảm và phát triển quyền tự do báo chí.
Ý tưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc Cách mạng yên bình ở CHDC Đức cũ bắt đầu ở Leipzig vào năm 1989. Mọi người tụ tập, cầu nguyện ở Nikolaikirche và sau đó biểu tình với hàng chục nghìn người trên đường phố. Những công dân dũng cảm của thành phố này đã bất chấp quyền lực của nhà nước và đòi hỏi trong số đó quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. “Giải thưởng choì Tự do và Tương lai của Truyền thông” cũng thể hiện truyền thống của Cuộc cách mạng yên bình đó.
Giải thưởng Truyền thông Leipzig rõ ràng không troa cho những khả năng độc đáo về báo chí hoặc một đóng góp xuất sắc duy nhất. Thay vào đó, nó vinh danh các nhà báo, nhà xuất bản, nhà xuất bản và các tổ chức trên khắp thế giới, những người làm việc để bảo đảm và phát triển quyền tự do báo chí với tinh thần sẵn sàng chấp nhận rủi ro, với cam kết cá nhân ở mức độ cao, với sự kiên trì, sự cam đảm và niềm tin dân chủ. Danh sách những người đạt được giải thưởng từ những năm trước làm cho đòi hỏi này trở nên rõ ràng.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các công cụ quyền lực của những người nắm quyền bao gồm luật truyền thông không công bằng, áp lực đối với các nhà báo và nhà xuất bản, giám sát các đài phát thanh và truyền hình,cũng như sự kiểm duyệt của nhà nước. Ngoài ra, các quy trình tập trung kinh tế và tự kiểm duyệt làm mất đi sự đa dạng trong quan điểm và cản trở hoạt động đưa tin độc lập.
Những người đoạt giải trước giờ đã chống lại những mối đe dọa này. Mục đích của Leipzig Media Foundation là khuyến khích họ và những người khác.[1]
Người nhận giải
[sửa | sửa mã nguồn]2001
[sửa | sửa mã nguồn]- David Protess, Đại học Northwestern University Illinois
- Renate Flottau, Báo Der Spiegel
- Thomas Mayer, Báo Leipziger Volkszeitung
2002
[sửa | sửa mã nguồn]- Grigorij Pasko, Ký giả quân sự Nga
- Jolana Voldánová, Truyền hình Cộng hòa Séc
- Simone Wendler, báo Lausitzer Rundschau
2003
[sửa | sửa mã nguồn]- Gideon Levy, Ký giả Israel, và Daoud Kuttab, ký giả palestine
- Wladimir Mostowoj từ Ukraine
- Hội Netzwerk Recherche
2004
[sửa | sửa mã nguồn]- James Nachtwey, Nhiếp ảnh gia chiến tranh Mỹ
- La Voz de Galicia, Nhật báo Tây Ban Nha
- Tổ chức Journalisten helfen Journalisten
2005
[sửa | sửa mã nguồn]- Seymour Hersh , Tạp chí The New Yorker
- Hans-Martin Tillack, Phóng viên
- Britta Petersen, Người thành lập Initiative Freie Presse (IFP) e.V.
- Anna Politkowskaja, Ký giả Nga
2006
[sửa | sửa mã nguồn]- Alina Anghel, Ký giả moldau
- Fabrizio Gatti, Phóng viên ngụy trang Ý
- Volker Lilienthal, Nhà truyền thông Đức
2007
[sửa | sửa mã nguồn]- Akbar Gandschi, Nhà báo, nhà văn và là người Iran chỉ trích chính quyền.
- Vasil Ivanov, Ký giả điều tra bulgaria
- Wolfram Weimer, Chủ bút tạp chí Cicero
2008
[sửa | sửa mã nguồn]- Susanne Fischer, Nữ ký giả Đức ở Irak
- Alan Johnston, Ký giả Anh ở dãy Gaza
- Win Tin, Ký giả và nhà văn Myanmar
2009
[sửa | sửa mã nguồn]- Ahmet Altan, Ký giả Thổ và chủ bút báo Taraf
- Dušan Miljuš
- Roberto Saviano
2010
[sửa | sửa mã nguồn]- Kurt Westergaard, Nhà biếm họa Đan Mạch[2]
- Asen Yordanov, Phóng viên bulgaria
- Sayed Yaqub Ibrahimi, Ký giả afghan
2011
[sửa | sửa mã nguồn]- Fahem Boukaddous, Ký giả tunesia[3]
- Oleg Kaschin, Ký giả nga
- Stefan Buchen, Phóng viên truyền hình Đức
2012
[sửa | sửa mã nguồn]- Bettina Rühl, Nữ ký giả Đức
- Ana Lilia Pérez, Nữ ký giả Mexiko
- Balázs Nagy Navarro và Aranka Szávuly, Ký giả truyền hình Hungary
2013
[sửa | sửa mã nguồn]- Jörg Armbruster và Martin Durm, Ký giả Đức
- Tongam Rina, Nữ ký giả Ấn Độ
- Brigitte Alfter
- Ides Debruyne
- Glenn Greenwald
- The Guardian, Nhật báo Anh
2014
[sửa | sửa mã nguồn]- Farida Nekzad, Nữ ký giả Afghanistan
- Roland Jahn, Christoph Wonneberger, Aram Radomski và Siegbert Schefke
2015
[sửa | sửa mã nguồn]- Jafar Panahi, Nhà làm phim Iran
- Nedim Şener, Ký giả Thổ
2016
[sửa | sửa mã nguồn]- Can Dündar và Erdem Gül, Ký giả Thổ
2017
[sửa | sửa mã nguồn]- Aslı Erdoğan, Nữ ký giả và nhà văn Thổ
- Deniz Yücel, Ký giả Đức-Thổ[4]
2018
[sửa | sửa mã nguồn]- Tomasz Piątek, Ký giả và nhà văn Ba Lan [5]
2019
[sửa | sửa mã nguồn]- Armin Wolf
- Arndt Ginzel und Gerald Gerber[6]
2020
[sửa | sửa mã nguồn]2021
[sửa | sửa mã nguồn]- Kazjaryna Bachwalowa và Darja Tschulzowa, Nữ ký giả Belarus[9]
2022
[sửa | sửa mã nguồn]- Roman Badanin, Ký giả Nga[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ PREIS FÜR DIE FREIHEIT UND ZUKUNFT DER MEDIEN, leipziger-medienstiftung.de
- ^ Focus Online: Mohammed-Karikaturist erhält Medienpreis, 8. Oktober 2010
- ^ Leipziger Medienpreis an Fahem Boukaddous, Stefan Buchen und Oleg Kaschin verliehen, Pressemitteilung zur Pressekonferenz 13. Oktober 2011
- ^ Bản lưu trữ tại Wayback Machine
- ^ Bản lưu trữ tại Wayback Machine, deutschlandfunkkultur.de, erschienen und abgerufen am 28. Juni 2018
- ^ “PM vom 25.06.2019: Preis für "unabhängigen Journalismus mit offenem Visier"”. Medienstiftung der Sparkasse Leipzig. 24 tháng 8 năm 2018.
- ^ “Dahin gehen, wo es weh tut” (bằng tiếng Đức).
- ^ “Dahin gehen, wo es weh tut” (bằng tiếng Đức).
- ^ Bản lưu trữ tại Wayback Machine, deutschlandfunkkultur.de, erschienen und abgerufen am 29. Juli 2021.
- ^ Medienstiftung der Sparkasse Leipzig (6 tháng 7 năm 2022). “Ein "Leuchtturm des unabhängigen Journalismus in und für Russland"”. https://www.leipziger-medienstiftung.de (bằng tiếng Đức). Medienstiftung der Sparkasse Leipzig. Liên kết ngoài trong
|periodical=
(trợ giúp)