Bước tới nội dung

Hán Thủy

Sông Hán
Hán Thủy, Miện Thủy, Hán Giang
Sông
Sông Hán tại Vũ Hán.
Quốc gia  Trung Quốc
Tỉnh Thiểm Tây, Hồ Bắc
Các phụ lưu
 - tả ngạn Đổ Hà, Nam Hà, Bao Hà
 - hữu ngạn Tuân Hà, Đan Giang, Đường Bạch Hà, Thiên Hà
Thành thị Hán Trung, Đan Giang Khẩu, An Khang, Lão Hà Khẩu, Tương Phàn, Nghi Thành, Tiên Đào, Vũ Hán
Nguồn dãy núi Tần Lĩnh
 - Vị trí Bàn Trủng Sơn, Ninh Cường, Hán Trung, Thiểm Tây, Trung Quốc
 - Cao độ 1.535 m (5.036 ft)
 - Tọa độ 33°08′32″B 106°49′42″Đ / 33,14222°B 106,82833°Đ / 33.14222; 106.82833
Cửa sông Miếu Long Vương
 - vị trí Hán Khẩu, Trường Giang
 - tọa độ 30°33′52″B 114°17′30″Đ / 30,56444°B 114,29167°Đ / 30.56444; 114.29167
Chiều dài 1.532 km (952 mi)
Lưu vực 174.300 km2 (67.298 dặm vuông Anh)
Lưu lượng tại cửa sông
 - trung bình 2.156 m3/s (76.138 cu ft/s)
 - tối đa 105.000 m3/s (3.708.040 cu ft/s)
Bản đồ lưu vực sông Hán.

Hán Thủy (phồn thể: 漢水, giản thể: 汉水), hay còn gọi là Hán Giang (漢江, 汉江), Tương Hà (襄河) hoặc Miện Thủy (沔水), là một con sông ở Trung Quốc, . Nó là sông nhánh (chi lưu) dài nhất nằm ở tả ngạn sông Dương Tử (Trường Giang) với chiều dài khoảng 1.532 km. Diện tích lưu vực của nó khoảng 174.300 km².

Sông Hán Thủy bắt nguồn từ miền tây nam tỉnh Thiểm Tây tại khu vực Bàn Trủng Sơn thuộc huyện Ninh Cường trong địa cấp thị Hán Trung, và sau đó chảy tới tỉnh Hồ Bắc. Nó tiếp nhận nước của các sông như Tư Thủy Hà, Đổ Hà, Đan Giang, Đường Bạch Hà. Sông Hán Thủy đổ vào sông Dương Tử tại Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Nơi hợp nhất của hai con sông cũng chia thành phố Vũ Hán ra làm ba khu vực là Vũ Xương, Hán KhẩuHán Dương.

Các thành thị chủ yếu ven sông là Hán Trung, An Khang, Thập Yển, Tương Phàn, Vũ Hán.

Từ Đan Giang Khẩu trở lên là thượng du, lòng sông hẹp, nước chảy xiết, với chiều dài khoảng 925 km; từ Đan Giang Khẩu tới Chung Tường là trung du, lòng sông mở rộng hơn, với nhiều bãi cát ven bờ. Đoạn này dài khoảng 270 km. Từ Chung Tường tới Hán Khẩu là hạ du, dài khoảng 382 km. Tại đoạn này dòng sông chảy trên bình nguyên Giang Hán, cả hai bờ sông đều đắp đê để phòng lũ lụt. Lòng sông thu hẹp hơn so với phần trung du.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]