Hằng số Catalan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong toán họctổ hợp, hằng số Catalan G, đặt tên theo nhà toán học Eugène Charles Catalan, được định nghĩa là

trong đó βhàm beta Dirichlet. Giá trị của nó là[1] khoảng (dãy số A006752 trong bảng OEIS)

G = 0915965594177219015054603514932384110774
Vấn đề mở trong toán học:
Hằng số Catalan có vô tỷ không? Nếu có, nó có siêu việt không?
(các vấn đề mở khác trong toán học)

Hiện vẫn chưa biết liệu Gsố vô tỷ hay không, chưa nói đến tính siêu việt của nó.[2]

Chuỗi tương tự nhưng có vẻ phức tạp hơn

có thể được tính bằng chính xác π3/32.

Đẳng thức tích phân[sửa | sửa mã nguồn]

Một số đồng nhất thức liên quan đến tích phân xác định bao gồm

trong đó ba công thức cuối liên quan đến tích phân Malmsten[3].

Nếu K(k)tích phân elliptic đầy đủ loại I, với k là môđun elliptic, thì

Với hàm gamma Γ(x + 1) = x!

Tích phân

là một hàm số đặc biệt, gọi là tích phân hàm tan nghịch, và được nghiên cứu đặc biệt bởi Srinivasa Ramanujan.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Hằng số G xuất hiện trong tổ hợp, cũng như các giá trị của hàm polygamma thứ hai (còn gọi là hàm trigamma):

Simon Plouffe đưa ra một tập hợp vô hạn các đẳng thức giữa hàm trigamma, π2 và hằng số Catalan; chúng được biểu diễn thành các đường đi trên một đồ thị.

Trong tôpô ít chiều, hằng số Catalan là bội của thể tích của một khối bát diện hyperbolic lý tưởng.[4]

Nó cũng xuất hiện trong phân phối sec hyperbolic.

Liên hệ với những hàm số khác[sửa | sửa mã nguồn]

Hằng số Catalan xuất hiện thường xuyên trong những hàm Clausen, tích phân tan nghịch, tích phân sin nghịch, hàm G Barnes, cũng như tích phân và chuỗi hội tụ của những hàm này.

Một ví dụ cụ thể, bằng cách biểu diễn tích phân tan ngược theo hàm Clausen, sau đó biểu diễn các hàm Clausen theo hàm G Barnes, ta được hệ thức sau đây (xem thêm hàm Clausen):

.

Nếu ta định nghĩa siêu việt Lerch Φ(z,s,α) (liên quan đến hàm zeta Lerch) là

thì

Chuỗi hội tụ nhanh[sửa | sửa mã nguồn]

Hai công thức sau gồm những chuỗi hội tụ nhanh, phù hợp để tính giá trị của hằng số này:

Nền tảng lý thuyết cho hai chuỗi trên được đặt ra bởi Broadhurst, cho công thức thứ nhất,[5] và Ramanujan, cho công thức thứ hai.[6] Một thuật toán để tính nhanh hằng số Catalan được xây dựng bởi E. Karatsuba.[7][8]

Chữ số đã biết[sửa | sửa mã nguồn]

Số chữ số đã tính được của hằng số Catalan G ngày càng tăng trong những thập kỷ gần đây, nhờ vào hiệu năng của máy tính và cải thiện trong thuận toán.[9]

Số chữ số thập phân đã biết của hằng số Catalan G
Ngày Số chữ số thập phân Tính bởi
1832 16 Thomas Clausen
1858 19 Carl Johan Danielsson Hill
1864 14 Eugène Charles Catalan
1877 20 James W. L. Glaisher
1913 32 James W. L. Glaisher
1990 20000 Greg J. Fee
1996 50000 Greg J. Fee
Tháng 8, 1996 100000 Greg J. Fee & Simon Plouffe
Tháng 9, 1996 300000 Thomas Papanikolaou
1996 1500000 Thomas Papanikolaou
1997 3379957 Patrick Demichel
Tháng 1, 1998 12500000 Xavier Gourdon
2001 100000500 Xavier Gourdon & Pascal Sebah
2002 201000000 Xavier Gourdon & Pascal Sebah
Tháng 10 2006 5000000000 Shigeru Kondo & Steve Pagliarulo[10]
Tháng 8, 2008 10000000000 Shigeru Kondo & Steve Pagliarulo[11]
Tháng 1, 2009 15510000000 Alexander J. Yee & Raymond Chan[12]
Tháng 4, 2009 31026000000 Alexander J. Yee & Raymond Chan[12]
Tháng 6, 2015 200000001100 Robert J. Setti[13]
Tháng 4, 2016 250000000000 Ron Watkins[13]
Tháng 2, 2019 300000000000 Tizian Hanselmann[13]
Tháng 3, 2019 500000000000 Mike A & Ian Cutress[13]
Tháng 7, 2019 600000000100 Seungmin Kim[14][15]

Xem thê[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Papanikolaou, Thomas (tháng 3 năm 1997). “Catalan's Constant to 1,500,000 Places”. Gutenberg.org.
  2. ^ Nesterenko, Yu. V. (tháng 1 năm 2016), “On Catalan's constant”, Proceedings of the Steklov Institute of Mathematics, 292 (1): 153–170, doi:10.1134/s0081543816010107.
  3. ^ Blagouchine, Iaroslav (2014). “Rediscovery of Malmsten's integrals, their evaluation by contour integration methods and some related results” (PDF). The Ramanujan Journal. 35: 21–110. doi:10.1007/s11139-013-9528-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ Agol, Ian (2010), “The minimal volume orientable hyperbolic 2-cusped 3-manifolds”, Proceedings of the American Mathematical Society, 138 (10): 3723–3732, arXiv:0804.0043, doi:10.1090/S0002-9939-10-10364-5, MR 2661571.
  5. ^ Broadhurst, D. J. (1998). "Polylogarithmic ladders, hypergeometric series and the ten millionth digits of ζ(3) and ζ(5)". arΧiv:math.CA/9803067. 
  6. ^ Berndt, B. C. (1985). Ramanujan's Notebook, Part I. Springer Verlag. [thiếu ISBN]
  7. ^ Karatsuba, E. A. (1991). “Fast evaluation of transcendental functions”. Probl. Inf. Transm. 27 (4): 339–360. MR 1156939. Zbl 0754.65021.
  8. ^ Karatsuba, E. A. (2001). “Fast computation of some special integrals of mathematical physics”. Trong Krämer, W.; von Gudenberg, J. W. (biên tập). Scientific Computing, Validated Numerics, Interval Methods. tr. 29–41. [thiếu ISBN]
  9. ^ Gourdon, X.; Sebah, P. “Constants and Records of Computation”.
  10. ^ “Shigeru Kondo's website”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ Constants and Records of Computation
  12. ^ a b Large Computations
  13. ^ a b c d Catalan's constant records using YMP
  14. ^ Catalan's constant records using YMP
  15. ^ “Catalan's constant world record by Seungmin Kim”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]