Hồng kỳ (tạp chí)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hồng kỳ (tạp chí)
Hồng kỳ số tháng 12 năm 1967, "Tiến lên theo Con đường Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã mở"
Thể loạiTạp chí chính luận
Tần suấtBán nguyệt san
Nhà xuất bảnĐảng Cộng sản Trung Quốc
Năm thành lập1958
Phát hành lần cuốiTháng 7 năm 1988
Quốc giaTrung Quốc
Trụ sởBắc Kinh
Ngôn ngữTiếng Trung
ISSN0441-4381
Số OCLC1752410

Hồng kỳ (tiếng Trung: 红旗; bính âm: Hóngqí) là tạp chí chính luận do Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản.[1] Đây là một trong "Hai Tờ Báo và Một Tạp Chí" trong thập niên 1960 và 1970.[2][3] Hai tờ báo là Nhân Dân nhật báoQuang Minh nhật báo.[3] Giải phóng quân báo cũng được coi là một trong số đó.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng kỳ bắt đầu ra mắt trong thời kỳ Đại nhảy vọt[2] vào năm 1958.[1][5] Tạp chí này là sự kế thừa của một tạp chí khác mang tên Học tập.[6] Tên gọi Hồng kỳ do chính Mao Trạch Đông đặt ra.[1] Trần Bá Đạt làm biên tập viên,[6] từng là cơ quan truyền thông quan trọng trong Cách mạng Văn hóa.[1][7] Năm 1966, Pol Pot sáng lập một tạp chí tương tự có cùng tên ở Campuchia bằng tiếng Khmer gọi là Tung Krahom phỏng theo Hồng kỳ.[8]

Trong thập niên 1960, Hồng kỳ tạm thời ngừng xuất bản, nhưng được tái khởi động vào năm 1968.[9] Tạp chí bắt đầu phát hành hai tuần một lần.[5] Sau đó ấn hành hàng tháng cho đến năm 1979.[6] Hồng kỳ được xuất bản hai tháng một lần từ năm 1980 cho đến năm 1988.[6]

Hồng kỳ bao gồm các luận thuyết dưới sự ủng hộ của đảng.[2] Nó cũng cho đăng các bài viết về những đảng cộng sản ở các quốc gia khác theo quan điểm của đảng. Ví dụ vào tháng 3 năm 1963, bài phát biểu của Palmiro Togliatti, lãnh đạo Đảng Cộng sản Ý, tại Đại hội lần thứ X đã được tạp chí này thảo luận và đánh giá chi tiết.[10]

Tháng 5 năm 1988, giới quan chức Trung Quốc thông báo rằng tạp chí này sẽ bị đình bản.[11] Cuối cùng, nó ngừng xuất bản vào tháng 6 năm 1988, và được thay thế bằng tờ Cầu thị.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “China to Furl Red Flag, Its Maoist Theoretical Journal”. Los Angeles Times. Beijing. 1 tháng 5 năm 1988. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ a b c Cynthia Leung; Jiening Ruan (2012). Perspectives on Teaching and Learning Chinese Literacy in China. Springer Netherlands. tr. 52. ISBN 978-94-007-4821-7.
  3. ^ a b Robert B. Kaplan; Richard B. Baldauf (2008). Language Planning and Policy in Asia: Japan, Nepal, Taiwan and Chinese characters. Bristol; Buffalo; Toronto: Multilingual Matters. tr. 95. ISBN 978-1-84769-095-1.
  4. ^ “两报一刊”有《光明日报》吗[liên kết hỏng]. CNKI.
  5. ^ a b Qin Shao (Spring 2010). “Waving the Red Flag: Cultural Memory and Grassroots Protest in Housing Disputes in Shanghai”. Modern Chinese Literature and Culture. 22 (1): 216. JSTOR 41491022.
  6. ^ a b c d Lawrence R. Sullivan (2007). Historical Dictionary of the People's Republic of China. Lanham, MD: Scarecrow Press. tr. 420. ISBN 978-0-8108-6443-6.
  7. ^ Kevin Latham (2007). Pop Culture China!: Media, Arts, and Lifestyle. Santa Barbara, CA; Denver, CO; Oxford: ABC-CLIO. tr. 153. ISBN 978-1-85109-582-7.
  8. ^ Odd Arne Westad; Sophie Quinn-Judge (2006). The Third Indochina War: Conflict Between China, Vietnam and Cambodia, 1972-79. London; New York: Routledge. tr. 199. ISBN 978-1-134-16776-0.
  9. ^ Bulletin of the Atomic Scientists. Educational Foundation for Nuclear Science, Inc. tháng 2 năm 1969. tr. 86.
  10. ^ Carlotta Clivio (2019). “Neither for, nor against Mao: PCI-CCP interactions and the normalisation of Sino-Italian Relations, 1966–71” (PDF). Cold War History. 19 (3): 383. doi:10.1080/14682745.2018.1529758. S2CID 158702260.
  11. ^ Roderick MacFarquhar (1997). The Politics of China: The Eras of Mao and Deng. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 414. ISBN 978-0-521-58863-8.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]