Hợp chất gốc clo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hợp chất gốc clo
Một hãng nước tẩy rửa có chứa hợp chất gốc clo
Dữ liệu lâm sàng
Đồng nghĩaHợp chất giải phóng clo,[1] Bột giặt giải phóng clo
Nhóm thuốcDisinfectant
Mã ATC
Các định danh

Các hợp chất giải phóng clo, còn được gọi là hợp chất gốc clo, là họ các hóa chất có thể giải phóng clo.[2] Chúng được sử dụng rộng rãi để khử trùng nước, thiết bị y tế, và các khu vực bề mặt cũng như tẩy trắng các vật liệu như vải.[2][3][4] Sự hiện diện của chất hữu cơ có thể làm hiệu quả khử trùng của hóa chất kém đi.[5] Chúng có thể có dạng bột và được được trộn với nước trước khi sử dụng.[2]

Các tác dụng phụ xảy ra nếu tiếp xúc trực tiếp có thể có như kích ứng da và bỏng hóa chất cho mắt.[2] Chúng cũng có thể gây ăn mòn và do đó có thể yêu cầu phải rửa sạch trên bề mặt.[5] Các hợp chất cụ thể trong họ này bao gồm natri hypochlorite, chloramine, halazone, chlorine dioxidenatri dichloroisocyanurate.[2][6] Chúng có hiệu quả chống lại nhiều loại vi sinh vật cũng như cả bào tử của các vi khuẩn.[5][6]

Các hợp chất giải phóng clo lần đầu tiên được sử dụng làm chất tẩy trắng vào khoảng năm 1785,[7] và được dùng làm chất khử trùng vào năm 1915.[8] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[9] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,01 đến 0,02 USD / 500 mg loại chloramine.[10] Chúng được sử dụng rộng rãi trong cả ngành y tế và công nghiệp thực phẩm.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cheesbrough, Monica (2005). District Laboratory Practice in Tropical Countries (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 68. ISBN 9781139445290.
  2. ^ a b c d e WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 323–324. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Lacasse, Katia; Baumann, Werner (2004). Textile Chemicals: Environmental Data and Facts (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 52. ISBN 9783540408154.
  4. ^ The Complete Technology Book on Detergents (2nd Revised Edition) (bằng tiếng Anh). Niir Project Consultancy Services. 2013. tr. 56. ISBN 9789381039199.
  5. ^ a b c Hayes, Richard (2013). Food Microbiology and Hygiene (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Springer Science & Business Media. tr. 361. ISBN 9781461535461.
  6. ^ a b c Block, Seymour Stanton (2001). Disinfection, Sterilization, and Preservation (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 1082. ISBN 9780683307405.
  7. ^ Bartels, V. (2011). Handbook of Medical Textiles (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 370. ISBN 9780857093691.
  8. ^ Alexander, Martin; Bloom, Barry R.; Hopwood, David A.; Hull, Roger; Iglewski, Barbara H.; Laskin, Allen I.; Oliver, Stephen G.; Schaechter, Moselio; Summers, William C. (2000). Encyclopedia of Microbiology, Four-Volume Set (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Academic Press. ISBN 9780080548487.
  9. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Chloramine”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.