Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ là một hiệp định quan trọng được ký kết giữa Việt NamHoa Kỳ trong năm 2000.[1][2]

Tổng quát[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp định được đàm phán ròng rã 5 năm bởi trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Nguyễn Đình Lương; Nội dung Hiệp định gồm có 4 phần chính

Thương mại hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm có 9 điều khoản con:

  • Điều 1 nói về quy chế tối huệ quốc sẽ được áp dụng vô điều kiện và ngay lập tức với các thuế liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Điều 2 nói về cách đối xử cấp quốc gia về các cơ hội cạnh tranh bằng nhau cho sản phẩm của hai nước.
  • Điều 3 đưa ra các nghĩa vụ thương mại để bảo đảm cân bằng thương mại giữa hai nước.
  • Điều 4 khuyến khích việc quảng bá sản phẩm thương mại thông qua các triển lãm và hội chợ thương mại.
  • Điều 5 cho phép các văn phòng đại diện thương mại cấp nhà nước được thiết lập ở hai nước.
  • Điều 6 nói về các trường hợp khẩn cấp xảy ra trong thương mại.
  • Điều 7 đưa ra các biện pháp nếu có tranh chấp thương mại.
  • Điều 8 về thương mại giữa các doanh nhân nghiệp nước với nhau.
  • Điều 9 đưa ra các định nghĩa chung về công ty và xí nghiệp.

Các quyền sở hữu trí tuệ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Điều 1, 2: các định nghĩa chung.
  • Điều 3: đối xử cấp quốc gia.
  • Điều 4: quyền tác giả, gồm cả cho tác phẩm viết, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu, băng ghi âm, ghi hình.
  • Điều 5: tín hiệu truyền qua vệ tinh.
  • Điều 6: nhãn hiệu hàng hóa.
  • Điều 7: sáng chế.
  • Điều 8: thiết kế bố trí mạch tích hợp.
  • Điều 9: bí mật thương mại.
  • Điều 10: kiểu dáng công nghiệp.
  • Điều 11 đến 18: thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục, biện pháp v.v.

Thương mại dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Điều 1: Phạm vi và Định nghĩa
  • Điều 2: Đối xử Tối huệ quốc
  • Điều 3: Hội nhập Kinh tế
  • Điều 4: Pháp luật Quốc gia
  • Điều 5: Độc quyền và nhà cung cấp dịch vụ độc quyền
  • Điều 6: Tiếp cận thị trường
  • Điều 7: Đối xử Quốc gia
  • Điều 8: Các cam kết bổ sung
  • Điều 9: Lộ trình cam kết cụ thể
  • Điều 10: Khước từ Lợi ích
  • Điều 11: Các định nghĩa

Phát triển các quan hệ đầu tư[sửa | sửa mã nguồn]

  • Điều 1: Các định nghĩa
  • Điều 2: Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc
  • Điều 3: Tiêu chuẩn chung về đối xử
  • Điều 4: Giải quyết tranh chấp
  • Điều 5: Tính minh bạch
  • Điều 6: Các thủ tục riêng
  • Điều 7: Chuyển giao công nghệ
  • Điều 8: Nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngoài
  • Điều 9: Bảo lưu các quyền
  • Điều 10: Tước quyền sở hữu và bồi thường thiệt hại do chiến tranh
  • Điều 11: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
  • Điều 12: Việc áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước
  • Điều 13: Đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương trong tương lai
  • Điều 14: Việc áp dụng đối với các khoản đầu tư theo Hiệp định này
  • Điều 15: Từ chối các lợi ích

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đại Sơn. “Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: 15 năm một chặng đường”. Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Thành phố Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ Thu Hiền; Sơn Tùng (15 tháng 7 năm 2016). “Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Điểm sáng quan hệ song phương hai nước”. Đài truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]