Hydrochlorothiazide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hydrochlorothiazide
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiApo-hydro, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682571
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • B (D if used to treat pregnancy-induced hypertension)
Dược đồ sử dụngOral (capsules, tablets, oral solution)
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngVariable (~70% on average)
Chuyển hóa dược phẩmNot significant[1]
Chu kỳ bán rã sinh học5.6–14.8 h
Bài tiếtPrimarily thận (>95% as unchanged drug)
Các định danh
Tên IUPAC
  • 6-chloro-1,1-dioxo-3,4-dihydro-2H-1,2,4-benzothiadiazine-7-sulfonamide
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.000.367
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC7H8ClN3O4S2
Khối lượng phân tử297.74 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • O=S(=O)(N)c1c(Cl)cc2c(c1)S(=O)(=O)NCN2
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C7H8ClN3O4S2/c8-4-1-5-7(2-6(4)16(9,12)13)17(14,15)11-3-10-5/h1-2,10-11H,3H2,(H2,9,12,13) ☑Y
  • Key:JZUFKLXOESDKRF-UHFFFAOYSA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Hydrochlorothiazide (HCTZ hoặc HCT) là một loại thuốc lợi tiểu thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao và sưng do dịch tích tụ nhiều. Thuốc cũng dùng trong bệnh đái tháo nhạt, nhiễm toan ống thận, và giảm nguy cơ sỏi thận ở những người có nồng độ calci cao trong nước tiểu. Đối với huyết áp cao, thuốc được khuyến cáo như một lựa chọn điều trị đầu tiên,[2] mặc dù cũng có các loại thuốc tương tự, chlorthalidone, có thể tốt hơn.[3] HCTZ đưa vào cơ thể bằng đường uống và có thể kết hợp cùng các loại thuốc huyết áp khác qua một viên thuốc duy nhất để tăng hiệu quả.[4]

Tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm chức năng thận kém, mất cân bằng điện giả, đặc biệt là hạ kali máuhạ natri máu ít phổ biến hơn, bệnh gút, đường huyết cao, và cảm thấy yếu ban lần đầu đứng lên. Một số báo cáo dị ứng với HCTZ xảy ra thường xuyên hơn ở những người đã bị dị ứng với Sulfa (thuốc), nhưng vẫn chưa rõ ràng. Thuốc có thể sử dụng trong khi mang thai nhưng không phải là là lựa chọn đầu tiên trong nhóm này.

Hydrochlorothiazide thuộc nhóm thuốc thiazide và hoạt động bằng cách giảm khả năng giữ nước của thận. Dẫn đến làm giảm thể tích máu, giảm lượng máu trở về tim và ảnh hưởng đến hiệu suất tim. Tuy nhiên, về lâu dài, có thể gây giảm sức cản mạch máu ngoại vi.[5]

Hydrochlorothiazide phát hiện bán trên thị trường vào năm 1959 được sản xuất thương mại từ hai công ty Merck và Ciba.[6] Thuốc nằm trong Danh sách các thuốc thiết yếu của WHO, những loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất trong hệ thống y tế.[7] Trong năm 2008, đây là loại thuốc huyết áp thường được sử dụng thứ hai ở Hoa Kỳ. Thuốc có sẵn ở dạng thuốc gốc với giá tương đối phải chăng.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Beermann B, Groschinsky-Grind M, Rosén A (1976). “Absorption, metabolism, and excretion of hydrochlorothiazide”. Clin Pharmacol Ther. 19 (5 (Pt 1)): 531–37. doi:10.1002/cpt1976195part1531.
  2. ^ Wright, JM; Musini, VM; Gill, R (ngày 18 tháng 4 năm 2018). “First-line drugs for hypertension”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 4: CD001841. doi:10.1002/14651858.CD001841.pub3. PMID 29667175.
  3. ^ Roush GC, Buddharaju V, Ernst ME (tháng 7 năm 2013). “Is chlorthalidone better than hydrochlorothiazide in reducing cardiovascular events in hypertensives?”. Curr. Opin. Cardiol. 28 (4): 426–32. doi:10.1097/HCO.0b013e3283622075. PMID 23736816.
  4. ^ “Hydrochlorothiazide”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ Duarte JD, Cooper-DeHoff RM (tháng 6 năm 2010). “Mechanisms for blood pressure lowering and metabolic effects of thiazide and thiazide-like diuretics”. Expert Rev Cardiovasc Ther. 8 (6): 793–802. doi:10.1586/erc.10.27. PMC 2904515. PMID 20528637.
  6. ^ Ravina, Enrique (2011). The evolution of drug discovery: from traditional medicines to modern drugs (ấn bản 1). Weinheim: Wiley-VCH. tr. 74. ISBN 9783527326693. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Best drugs to treat high blood pressure The least expensive medications may be the best for many people”. tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2015.