Hội chứng Stockholm
Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày hình thành mối quan hệ tình cảm với kẻ bắt cóc trong thời gian bị giam cầm.[1][2] Những cảm xúc nói trên của "nạn nhân" thường được xem là vô lý vì họ đang nhầm lẫn hành vi hành hạ với lòng tốt của kẻ bắt cóc, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua. Hệ thống quản lý dữ liệu bắt cóc của FBI ước tính có 5% nạn nhân có biểu hiện của hội chứng Stockholm.[3]
Hội chứng Stockholm không những chỉ phát triển ở những nạn nhân bắt cóc mà còn có thể xuất hiện ở bất cứ ai nằm trong dạng quan hệ "vô cùng thân thiết và gần gũi trong đó một người xúc phạm, đánh đập, đe dọa, hành hạ (tâm lý hoặc/và thể xác) người còn lại."[4] Một trong những giả thiết giải thích sự tồn tại của Hội chứng Stockholm được dựa trên lý thuyết của nhà phân tâm học Anna Freud: Sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đang phải trải qua. Bằng cách đồng hóa bản thân với kẻ hành hạ, bản ngã của nạn nhân được bảo vệ. Khi đó, nạn nhân chia sẻ chung những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ, "tạm quên mất" rằng mình đang bị đe dọa.[5]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Hội chứng Stockholm được lấy tên từ vụ cướp Norrmalmstorg tại Ngân hàng Kreditbanken, ở hội trường Norrmalmstorg, thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Bốn nhân viên ngân hàng (ba nữ một nam) bị giữ làm con tin từ ngày 23 đến 28 tháng 8 năm 1973 trong khi kẻ bắt cóc (hai nam) thỏa thuận với bên cảnh sát. Trong khoảng thời gian này, nạn nhân bắt đầu phát triển gắn bó về mặt cảm xúc với kẻ bắt cóc, từ chối sự trợ giúp từ chính quyền rồi đứng ra bảo vệ kẻ bắt cóc trước truyền thông và giới cảnh sát sau khi được giải thoát sau sáu ngày giam cầm.
Nhà tội phạm học, tâm thần học Nils Bejerot, với tư cách chuyên gia tâm thần học tham gia trong cuộc điều tra vụ cướp Norrmalmstorg, là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ hội chứng Stockholm dưới tên gọi Hội chứng Norrmalmstorg (tiếng Thụy Điển: Norrmalmstorgssyndromet, tiếng Anh: The Norrmalmstorg Syndrome), sau đó được biết đến rộng rãi dưới tên hội chứng Stockholm.[6] Nhà tâm thần học Frank Ochberg là người đưa ra định nghĩa hội chứng Stockholm để trợ giúp cho những vụ thỏa thuận con tin.[7]
Giải thích từ góc độ tâm lý học tiến hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Tâm lý học tiến hóa cho rằng: Tâm trí là bộ máy xử lý thông tin được thiết kế bởi tạo hóa để giải quyết những vấn đề về thích ứng của tổ tiên người săn bắn của chúng ta.[8]
Một trong những vấn đề thích ứng, đặc biệt là nữ giới, thường bị một nhóm người khác bắt cóc. Một trong số những nhà nghiên cứu - nhà sử học quân sự Isreal Azar Gat cho rằng cuộc sống trong "môi trường thích ứng với tiến hóa" hiện nay gần giống với một số xã hội người săn bắn còn tồn tại cho tới ngày hôm nay. Ông cho rằng: "Vũ lực đẫm máu có thể xảy ra trong việc tranh giành phụ nữ... Những hành vi bắt cóc, hiếp dâm phụ nữ,... được nhân rộng và trở thành nguyên nhân của "trả thù nối tiếp trả thù."[9] Tình trạng phụ nữ bị bắt cóc và có con (với kẻ bắt cóc) bị giết cũng khá phổ biến. Phụ nữ nếu chống đối lại trong những trường hợp này dễ bị giết.[10]
Azar Gat tiếp tục đưa ra ý kiến: Chiến tranh và giam cầm tù binh (bắt cóc) là một trong những sự kiện lịch sử điển hình trong thời tiền sử.[9] Do đó, khi chọn lọc trở nên tàn khốc, những đặc điểm thích nghi (như quan hệ bắt cóc) trở nên phổ biến trong cộng đồng hoặc giống loài.
Một trong những điều kiện kích ứng quan hệ bắt cóc phát triển có thể kể tới như: hội chứng vợ bị bạo hành[11], huấn luyện quân sự cơ bản, các thành viên trong gia đình xúc phạm nhau, hay bạo dâm.[12] Trường hợp phụ nữ bị bắt cóc bởi những bộ lạc láng giềng thường xảy ra trong lịch sử nhân loại, cũng như một số bộ lạc trong lịch sử gần đây. Ở một số bộ lạc, ví dụ như Yanomamo, gần như mỗi người trong bộ lạc đều là con cháu của kẻ bị cầm tù ít nhất trong ba thế hệ, với tỉ lệ một trong mười phụ nữ/trẻ em gái bị bắt cóc, giam giữ rồi hòa nhập vào bộ lạc thực hiện hành vi bắt cóc.[12]
Mở rộng
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện tại, cộng đồng y học chưa nhất trí đưa ra bất kỳ tiêu chuẩn chẩn đoán nào cho hội chứng Stockholm và hội chứng này cũng chưa từng xuất hiện trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) hay ICD. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa kẻ bắt cóc trong nhiều trường hợp: trẻ em, phụ nữ bị hành hạ, tù nhân chiến tranh, thành viên tôn giáo, nạn nhân loạn luân, và tù nhân trong trại tập trung. Năm 1930, khi vẫn đang nằm trong tay phát xít Đức, một số người Do Thái đồng thanh hô "Hãy tham gia cùng chúng tôi"[13] và ủng hộ chính sách của Hitler.[14] Hội chứng Stockholm phát triển mạnh trong hoàn cảnh bị đe dọa giúp nạn nhân gia tăng khả năng sống sót nhưng họ thường từ chối hợp tác với bên cảnh sát khi được giải thoát hoặc trên tòa. Một vài đặc điểm của người mang hội chứng Stockholm xuất hiện lần lượt như sau: đồng cảm với kẻ bạo hành, có cảm xúc tiêu cực đối với người giải thoát, giúp đỡ kẻ bạo hành và không muốn bị giải thoát khỏi kẻ bạo hành.[15][16]
Hội chứng tương tự
[sửa | sửa mã nguồn]Hội chứng Lima
[sửa | sửa mã nguồn]Ngược lại với hội chứng Stockholm, hội chứng Lima xảy ra khi kẻ bắt cóc bắt đầu thông cảm với con tin. Lý do được đưa ra như sau: một tên bắt cóc trong băng bắt cóc cảm thấy tội lỗi trước hành vi sai trái của nhóm và ảnh hưởng những thành viên còn lại; kẻ bắt cóc có thể muốn thử nghiệm xem con tin của hắn trong điều kiện này đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao.
Hội chứng Lima được lấy tên sau vụ bắt cóc ở Đại sứ quán Nhật Bản tại Lima, Peru năm 1996 khi thành viên một nhóm bạo động quân sự nắm quyền kiểm soát tư trang của Đại sứ Nhật Bản và giam giữ hàng trăm người đang tham gia tiệc tại đây. Vài giờ sau, những kẻ bắt cóc gần như thả tự do tất cả con tin, bao gồm những nhân vật quan trọng vì cảm thấy thông cảm với con tin.[17][18]
Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Phim ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Trong phim nhạc kịch Seven Brides for Seven Brothers (1954), sáu người anh em của một người đàn ông mới lấy vợ quyết định bắt sáu người phụ nữ lấy họ sau khi đọc The Rape of The Sabin Women. Về sau, những phụ nữ này phát triển tình cảm với kẻ bắt cóc.
- Trong phim Something Wild (1961), nhân vật chính Mary Ann bị giam cầm, trốn thoát rồi quay trở lại cưới kẻ bắt cóc
- Trong phần mở đầu phim Never Say Never Again (1983), James Bond bị "ám sát" trong một buổi luyện tập bởi một tù nhân mà anh giải thoát mà không biết rằng cô ta đang mắc hội chứng Stockholm.
- Trong Die Hard (1988), Dr. Hasseldorf - nhà thương thuyết con tin cho rằng: "Giờ này, con tin chắc đang trải qua giai đoạn đầu của Hội chứng Helsinki." (Hội chứng Stockholm)
- Phim hoạt hình của Disney Người Đẹp và Quái Vật kể về câu chuyện một cô gái trẻ yêu kẻ bắt cóc cô.
- Trong phim Out of Sight (1998), tội phạm cướp ngân hàng bị truy nã (George Clooney) có cảm tình với một cảnh sát tư pháp nữ (Jennifer Lopez) mà hắn bắt cóc. Cô không những đáp trả tình cảm, quan hệ tình dục với tên tội phạm mà còn giúp hắn trốn thoát khỏi sự truy đuổi của cảnh sát.
- Trong Buffalo '66 (1998), Layla - một học viên múa bị bắt cóc để giả làm vợ kẻ bắt cóc. Về sau, cô yêu kẻ bắt cóc.
- Trong The World Is Not Enough (1999), Elektra King từng bị Renard bắt cóc và yêu nhau. Jamese Bond kết luận rằng Elektra mắc hội chứng Stockholm nhưng sau đó chính Elektra tiết lộ răng cô mới là người mê hoặc Renard và anh ta mắc hội chứng Lima.
- Trong Bandits (2001), Kate Wheeler phát triển tình cảm cho hai kẻ cướp ngân hàng và cũng là kẻ bắt cóc cô.
- Trong National Treasure (2004), Abigail Chase bị bắt cóc trong khi Ben Gates lấy cắp Tuyên ngôn Độc lập. Cả hai sau đó yêu nhau và cùng nhau đi tìm "Báu vật quốc gia."
- Trong Tentacolino (2004), nhân vật chính phát triển hội chứng Stockholm với người Atlantean - kẻ giữ họ ở lại thành phố mãi mãi.
- Trong King Kong (2005), Ann Darrow ban đầu sợ khỉ người nhưng sau đó dần dần phát triển tình cảm với loài vật và cố gắng bảo vệ chúng.
- Trong Pawn Shop Chronicles (2013), kẻ bắt cóc làm cho con tin nữ yêu hắn, một trong số con tin còn phản bội chồng mình.
- Trong Black Ice (2014), một cô gái bị bắt cóc và giữ làm con tin trên núi tuyết sau đó thích một trong số kẻ bắt cóc cô.
- Trong Stockholm, Pennsylvania (2015), Leanne Dargon bị bắt cóc trong 17 năm (từ năm 4 tuổi), để rồi sau đó trở về với cha mẹ ruột nhưng vì mắc hội chứng Stockholm, cô vẫn nghĩ rằng kẻ bắt cóc là cha thật của mình.
- Trong Ben 10: Ultimate Alien, một diễn viên nữ bị siêu nhân (về sau trở thành tội phạm) bắt cóc. Ở tập tiếp theo, nhờ vào mối quan hệ chỉ dựa trên thư tay và thăm hỏi, siêu nhân được cô giúp trốn thoát khỏi tù và trả thù.
- Trong Heist (2015), tài xế xe bus giúp tội phạm truy nã trốn thoát.
Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Nhân vật chính - Jim Graham trong tác phẩm Đế chế mặt trời của J.G. Ballard có thể đã phát triển hội chứng Stockholm trong trại tạm giam Nhật Bản.
Nhân vật chính - Gemme trong Bắt cóc của Lucy Christopher phát triển hội chứng Stockholm cho kẻ bắt cóc Ty.
Tiểu thuyết Bel Canto của Ann Patchett được dựa trên một số chi tiết từ vụ bắt cóc Đại sứ quán Nhật Bản, với miêu tả Hội chứng Stockholm và hội chứng Lima liên quan tới sự kiện kể trên.
Trò chơi điện tử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong PAYDAY 2, "Stockholm Syndrome" là một kỹ năng nằm trong cây "Mastermind", khi người chơi (trong vai ăn cướp hoặc khủng bố) chiếm được dân thường làm con tin, nếu 1 trong số 4 người chơi bị cảnh sát bắt thì con tin này sẽ tự đưa ra lời đề nghị trao đổi bản thân với người chơi bị bắt, tức người chơi sẽ được thả ra (bù lại con tin được giải cứu).
Trong Grand Theft Auto V, có một giai đoạn trong đó một trong những nhân vật chính - Trevor Phillips bắt cóc vợ của Martin Madrazo - Patricia. Hai người bắt đầu yêu nhau và nhân vật chính khác - Michael nhắc đến "Hội chứng Stockholm".
Âm nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]Một vài ban nhạc biểu diễn bài hát mang tên "Stockholm Syndrome," như That Handsome Devil, Yo La Tengo, Muse, blink- 182, và One Direction.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Understanding Stockholm Syndrome” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.
- ^ “'Stockholm syndrome': psychiatric diagnosis or urban myth?” (bằng tiếng Anh).
- ^ G. Dwayne Fuselier, "Placing the Stockholm Syndrome in Perspective"...FBI Law Enforcement Bulletin... July 1999, 22–25.
- ^ Dutton, D.G and Painter, S.L. (1981) Traumatic Bonding: the development of emotional attachments in battered women and other relationships of intermittent abuse. Victimology: An International Journal, 1(4), pp. 139–155
- ^ “"The Stockholm Syndrome Revisited: Hostages, Relationships, Prediction, Control and Psychological Science"” (PDF) (bằng tiếng Anh).[liên kết hỏng]
- ^ “Nils Bejerot: The six day war in Stockholm New Scientist 1974, volume 61, number 886, page 486-487” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2016.
- ^ “The ties that bind captive to captor” (bằng tiếng Anh).
- ^ “Evolutionary Psychology: A Primer” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2016.
- ^ a b Published in Anthropological Quarterly, 73.2 (2000), 74–88. The Human Motivational Complex: Evolutionary Theory and the Causes of Hunter-Gatherer Fighting, Azar Gat Part II: Proximate, Subordinate, and Derivative Causes (tiếng Anh)
- ^ “Sexual Polarization in Warrior Cultures” (bằng tiếng Anh).
- ^ “Human Chemistry” (bằng tiếng Anh).
- ^ a b “"Evolutionary Psychology, Memes and the Origin of War"” (bằng tiếng Anh).
- ^ Some of my best friends are Jews
- ^ “Die Etablierung der Aussenseiter. Der Verband nationaldeutscher Juden 1921-1935” (bằng tiếng Đức).
- ^ “What is Stockholm Syndrome?” (bằng tiếng Anh).
- ^ “Love and Stockholm Syndrome: The Mystery of Loving an Abuser” (bằng tiếng Anh).
- ^ “PTSD” (bằng tiếng Anh).
- ^ “Africa Politics” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2016.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- 'Understanding Stockholm Syndrome' Lưu trữ 2013-09-29 tại Wayback Machine(pdf, trang 10), Cục Điều tra Liên bang (Cục Điều tra Liên bang) (bằng tiếng Anh)
- "A Brief History of Stockholm Syndrome." Lưu trữ 2010-03-25 tại Wayback Machine (bằng tiếng Anh)