Bước tới nội dung

Kyanit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kyanit
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật
Công thức hóa họcAl2SiO5
(nhôm silicat)
Hệ tinh thểBa phương
Nhận dạng
MàuXanh; lục, trắng, xám, đen
Dạng thường tinh thểTrụ, sợi; tấm
Cát khaiHoàn toàn theo [100], không hoàn toàn theo [010]
Vết vỡGiòn
Độ cứng Mohs4,5-5 song song trục chính
6,5-7 vuông góc trục chính
ÁnhThủy tinh; ngọc trai
Màu vết vạchTrắng
Tính trong mờTrong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng3,56 - 3,67
Chiết suất1,71 - 1,75
Đa sắcBa sắc, không màu đến xanh nhạt đến xanh
Độ hòa tanKhông
Tham chiếu[1][2][3]

Kyanitkhoáng vật silicat màu xanh đặc trưng xuất hiện phổ biến trong các pecmatit hoặc đá trầm tích bị biến chất giàu nhôm. Kyanit trong các đá biến chất thường là dấu hiệu chỉ quá trình biến chất chịu áp suất trên 4 kilobar. Mặc dù nó có khả năng bền ở nhiệt độ và áp suất thấp hơn, hoạt động của nước thường đủ cao trong các điều kiện như thế này làm cho nó bị thay thế bằng các nhôm silicat như muscovit, pyrophyllit hay kaolinit.

Kyanit là khoáng vật trong nhóm aluminosilicat, bao gồm cả các dạng thù hình andalusitsillimanit. Kyanit không có tính đẳng hướng, nó có độ cứng thay đổi theo phương tinh thể. Đây là đặc điểm của hầu hết các khoáng vật nhưng đối với kyanit tính chất này thể hiện rất rõ ràng và được dùng làm dấu hiệu để nhận biết nó.

Ở nhiệt độ trên 1.100 °C, kyanit phân hủy thành mullitsilica thủy tinh qua phản ứng: 3(Al2O3·SiO2) → 3Al2O3·2SiO2 + SiO2. Sự biến đổi này làm chúng nở ra.[4]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyanit được dùng làm chất chính trong các sản phẩm sứ và vật liệu chịu lửa như gốm vệ sinh và đĩa sứ. Nó còng được dùng trong ngành điện, chất cách điệnvật liệu mài. Kyanit đã được dùng làm đá quý, mặc dù việc sử dụng này bị giới hạn do tính cát khai hoàn toàn và dị hướng của nó. Kyanit là một trong những loại khoáng vật được dùng để ước tính nhiệt độ, độ sâu và áp suất mà tại đó đá trải qua quá trình biền chất. Cũng như hầu hết các khoáng vật khác, kyanit còn là đối tượng cho các nhà sưu tập mẫu.

Các tên khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Kyanit Brasil

Kyanit có một số tên gọi khác như disthen, rhaeticit và cyanit.

Dấu hiệu nhận biết

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tinh thể kyanit dạng trụ khéo dài thường là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết loại khoáng vật này, bên cạnh màu sắc (khi nó có màu xanh dương). Khoáng vật đi cùng cũng là một dấu hiệu để nhận biết đặc biệt là sự có mặt của các đa hình hay staurolit. Tuy nhiên, đặc điểm hữu ích nhất để nhận biết là tính dị hướng của chúng. Nếu một mẫu được xác định là kyanit, thì cần phải xác nhận xem độ cứng theo hai hướng khác nhau theo hai trục vuông góc phải khác nhau.

Khoáng vật đi cùng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyanit thường được tìm thấy cùng với các dạng đa hình của nó cũng như các khoáng vật khác như: Bản mẫu:Al2sio5 phase diagram

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/kyanite.pdf Handbook of Mineralogy
  2. ^ http://www.mindat.org/min-2303.html MinDat
  3. ^ http://webmineral.com/data/Kyanite.shtml Webmineral data
  4. ^ Speyer, Robert (1993). Thermal Analysis of Materials. CRC Press. tr. 166. ISBN 0824789636.