Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ
Tên tắt ICG
Logo chính thức của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ
Hiệu kỳ
Khẩu hiệu वयम् रक्षामः(tiếng Phạn)
Vayam Rakṣāmaḥ (ISO)[1]
Chúng ta bảo vệ
Tổng quan về cơ quan
Thành lập 18 tháng 8 năm 1978 (1978-08-18)
Nhân viên 13,842 (2018–19)[2]
Tư cách pháp nhân Chính phủ: cơ quan chính phủ
Kết cấu quyền hạn thực thi pháp luật
Cơ cấu hiến pháp Đạo luật Lực lượng Bảo vệ bờ biển, 1978
Tổng thể
Cơ cấu tổ chức
Trụ sở chính New Delhi
Điều hành cơ quan
Cơ quan chủ quản Bộ Quốc phòng
Tiện nghi
Tàu
Máy bay 77 máy bay quân sự[5]
Website
Trang web chính thức

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ (tiếng Anh: Indian Coast Guard, tên viết tắt là ICG) là cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, bảo vệ biên giới biển và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển của Ấn Độ có thẩm quyền đối với các vùng lãnh hải bao gồm vùng tiếp giáp và các vùng đặc quyền kinh tế, được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 1977 theo Đạo luật Lực lượng Bảo vệ bờ biển năm 1978 của Quốc hội Ấn Độ.[6] Lực lượng này hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.[7]

Lực lượng này hợp tác chặt chẽ với Hải quân Ấn Độ, Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi Nông dân, Bộ Tài chính, Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Trung ươngSở Cảnh sát Tiểu bang.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Việc thành lập Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Ấn Độ lần đầu tiên được Hải quân Ấn Độ đề xuất nhằm cung cấp các dịch vụ hàng hải phi quân sự cho quốc gia.[8] Vào những năm 1960, buôn lậu hàng hóa thông qua đường biển đang đe dọa nền kinh tế nội địa của đất nước Ấn Độ. Cục Hải quan Ấn Độ thường xuyên kêu gọi Hải quân Ấn Độ hỗ trợ tuần tra và ngăn chặn trong nỗ lực chống buôn lậu.

Ủy ban Nagchaudhuri được thành lập với sự tham gia của Hải quân Ấn ĐộKhông quân Ấn Độ để nghiên cứu vấn đề. Vào tháng 8 năm 1971, Ủy ban xác định yêu cầu phải tuần tra bờ biển rộng lớn của Ấn Độ, thiết lập cơ quan đăng ký các tàu đánh cá xa bờ để xác định mọi hoạt động bất hợp pháp và thành lập một lực lượng vũ trang có năng lực và được trang bị tốt để ngăn chặn các tàu tham gia các hoạt động bất hợp pháp. Ủy ban cũng xem xét số lượng và tính chất của thiết bị, cơ sở hạ tầng và nhân sự cần thiết để cung cấp các dịch vụ đó.[8]

Một bộ phim quảng cáo ra mắt trước ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ.

Đến năm 1973, Ấn Độ bắt đầu mua các trang thiết bị và bắt đầu cử nhân sự từ Hải quân Ấn Độ thi hành các nhiệm vụ chống buôn lậu và thực thi pháp luật, theo quy định của Đạo luật Duy trì An ninh Nội bộ. Hải quân Ấn Độ nhận thấy rằng bản chất thực thi pháp luật của những nhiệm vụ này khác so với nhiệm vụ cốt lõi của họ là nghĩa vụ quân sự. Do đó, Sourendra Nath Kohli, khi đó là Tham mưu trưởng Hải quân, đã đưa ra khuyến nghị với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ sự cần thiết phải có một lực lượng hàng hải riêng biệt để thực hiện các nhiệm vụ đó và đề nghị hỗ trợ Hải quân trong việc thành lập lực lượng này. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1974, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đệ trình một công hàm lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề xuất nội các hành động theo khuyến nghị của Đô đốc Kohli.

Và kết quả là, vào tháng 9 năm 1974, nội các trong chính phủ Ấn Độ đã thành lập Ủy ban Rustamji, dưới sự chủ trì của Khusro Faramurz Rustamji, với sự tham gia của lực lượng Hải quân, Không quân và Bộ Tài chính để kiểm tra những lỗ hổng trong an ninh và thực thi pháp luật giữa Hải quân Ấn Độ cùng các lực lượng cảnh sát trung ương và tiểu bang. Việc phát hiện ra dầu khí ngoài khơi Bombay High càng nhấn mạnh thêm sự cần thiết của dịch vụ bảo vệ và thực thi pháp luật hàng hải. Ủy ban đã đệ trình đề xuất thành lập Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ trực thuộc Bộ Quốc phòng vào ngày 31 tháng 7 năm 1975. Tuy nhiên, sau đó là một sự tranh cãi về quan liêu, với việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra khuyến nghị đặt lực lượng này trực thuộc Bộ Nội vụ. Sau đó, Thủ tướng Ấn Độ lúc đó là Indira Gandhi đã bác bỏ ý kiến trên và quyết định chấp nhận khuyến nghị ban đầu của Ủy ban Rustamji để đặt lực lượng này trực thuộc Bộ Quốc phòng.[8]

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ ra đời vào ngày 1 tháng 2 năm 1977, được trang bị 5 tàu hộ tống nhỏ và 5 tàu ​​tuần tra được chuyển giao từ Hải quân Ấn Độ. Nhiệm vụ và chức năng của lực lượng này được xác định trong Đạo luật Lực lượng Bảo vệ bờ biển, được Quốc hội Ấn Độ thông qua vào ngày 18 tháng 8 năm 1978 và có hiệu lực ngay lập tức.[6]

Phó Đô đốc V. A. Kamath của Hải quân Ấn Độ được bổ nhiệm làm Đô đốc. Thủ tướng Ấn Độ Morarji Desai duyệt Đội danh dự tại lễ ra mắt lực lượng. Phó Đô đốc Kamath đề ra một kế hoạch 5 năm nhằm phát triển lực lượng thành một lực lượng hùng mạnh vào năm 1984, nhưng toàn bộ tiềm năng của kế hoạch này chưa được hiện thực hóa do khủng hoảng nguồn lực về kinh tế.[8]

Một trong những thành công lớn nhất trong lịch sử hoạt động của lực lượng này diễn ra vào tháng 10 năm 1999, với việc bắt giữ một con tàu chở hàng của Nhật Bản được đăng ký ở Panama, tên là MV Alondra Rainbow, bị cướp ở ngoài khơi Indonesia. Cả đoàn thủy thủ đã được cứu ở ngoài khơi đảo Phuket (Thái Lan). Con tàu đã được sơn lại và đổi tên thành MV Mega Rama, bị phát hiện ngoài khơi cảng Kochi (Ấn Độ), hướng về Pakistan. Con tàu bị ICGS Tarabai và INS Prahar (K98) của Hải quân Ấn Độ truy đuổi và bắt giữ.[9] Đây cũng là vụ bắt giữ thành công băng nhóm cướp biển có vũ trang đầu tiên trong hơn một thế kỷ qua.

Các trang thiết bị[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay Hình Xuất xứ Loại hình Sự khác biệt Phục vụ Ghi chú
Máy bay tuần tra hàng hải
Dornier 228  Đức
 Ấn Độ
Máy bay trinh sát 101/201[10] 36[11] 2 chiếc theo đơn đặt hàng[12]
Trực thăng
HAL Dhruv  Ấn Độ Trực thăng đa nhiệm Mk. I 4[13][14] 9 chiếc Mk.III nữa sẽ thay thế HAL Chetak đang phục vụ.
Mk. III 16[15][16]
HAL Chetak  Pháp
 Ấn Độ
Trực thăng đa nhiệm 17[17]

Các tàu tuần tra[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Loại tàu Hình Xuất xứ Loại hình Thời gian sử dụng Phục vụ Ghi chú
Tàu kiểm soát ô nhiễm (3)
Tàu Samudra  Ấn Độ Tàu kiểm soát ô nhiễm 2010–nay 3,960 tấn 3
Tàu tuần tra ngoài khơi (27)
Tàu Samarth  Ấn Độ Tàu tuần tra ngoài khơi 2015–nay 2,400 tấn 11
Tàu Sankalp  Ấn Độ Tàu tuần tra ngoài khơi 2008–nay 2,325 tấn 2
Tàu Samar  Ấn Độ Tàu tuần tra ngoài khơi 1996–nay 2,300 tấn 4
Tàu Vikram  Ấn Độ Tàu tuần tra ngoài khơi 2018–nay 2,140 tấn 7
Tàu Vishwast  Ấn Độ Offshore patrol vessel 2010–nay 1,800 tấn 3
Tàu tuần tra nhanh (44)
Tàu Aadesh  Ấn Độ Tàu tuần tra nhanh 2013–nay 290 tấn 20
Tàu Rajshree  Ấn Độ Tàu tuần tra nhanh 2012–nay 275 tấn 13 1 chiếc được chế tạo dành cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Seychelles.[18][19]
Tàu Rani Abbaka  Ấn Độ Tàu tuần tra nhanh 2009–nay 275 tấn 5
Tàu Sarojini Naidu  Ấn Độ Tàu tuần tra nhanh 2002–nay 270 tấn 6 1 chiếc ngừng hoạt động vào ngày 27 tháng 4 năm 2023. 2 chiếc bổ sung được chế tạo cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Quốc gia Mauritius.
Tàu tuần tra (82)
Tàu Bharati  Ấn Độ Tàu tuần tra 2013–nay 107 tấn 6 9 chiếc sẽ được đưa vào hoạt động
Tàu L&T  Ấn Độ Tàu đánh chặn nhanh 2012–nay 90 tấn 54
Tàu ABG  Ấn Độ Tàu đánh chặn nhanh 2000–nay 90 tấn 13
Tàu đánh chặn (14)
Tàu Timblo  Ấn Độ Tàu đánh chặn 2010–nay 7 tấn 10
Tàu Bristol  Ấn Độ
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Tàu đánh chặn 2004–nay 5 tấn 4
Ca nô đệm khí (18)
Ca nô đệm khí Griffon  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Ca nô đệm khí 2000–nay 27 tấn 18 6 chiếc H-181 (Griffon 8000TD) và 12 chiếc H-187 (Griffon 8000TD)[14]

Trước đây[sửa | sửa mã nguồn]

Loại tàu Hình Xuất xứ Loại hình Thời gian sử dụng Phục vụ Ghi chú
Tàu tuần tra
Tàu Priyadarshini  Ấn Độ Tàu tuần tra nhanh 1992–1998 215 tấn Cả 8 chiếc đều đã ngừng hoạt động.[20][21][22]
Tàu Vikram  Ấn Độ Tàu tuần tra ngoài khơi 1983–1992 1,220 tấn 6 chiếc ngừng hoạt động, 1 chiếc bị thất lạc, 2 chiếc được chuyển giao.
Tàu Rajhans  Ấn Độ Tàu tuần tra 1980–1987 200 tấn Cả 5 chiếc đều ngừng hoạt động.[23]
Tàu Tara Bai  Ấn Độ
 Singapore
Tàu tuần tra ven biển 1987–1990 236 tấn Cả 6 chiếc đều đã ngừng hoạt động.[24]
Tàu Blackwood  Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tàu tuần tra ngoài khơi 1978–1988 1,456 tấn 2 chiếc tàu cũ là KirpanKuthar được chuyển giao từ Hải quân Ấn Độ từ năm 1978. Chiếc Kirpan đã ngừng hoạt động kể từ năm 1987,[25] còn Kuthar ngừng hoạt động kể từ tháng 9 năm 1988.[26]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Grammar Tutorial ::: Reference – Verb Forms / धारुरूप / dhaaturuupa”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ Behera, Laxman Kumar; Kaushal, Vinay (4 tháng 8 năm 2020). “Estimating India's Defence Manpower”. Manohar Parrikar Institute for Defence Studies and Analyses. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “DG Rakesh Pal appointed as 25th Director General of Indian Coast Guard”. pib.gov.in. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2023.
  4. ^ “Additional Director General Rakesh Pal, PTM, TM Additional Director General Indian Coast Guard”. 23 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “Indian Coast Guard looks for new helicopters, rotary Unmanned Aerial Vehicles”. The Hindu (bằng tiếng Anh). 26 tháng 11 năm 2022. ISSN 0971-751X. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ a b “The Coast Guard Act”. Act 1978. Parliament of India.
  7. ^ “About the Ministry”. Ministry of Defence, Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  8. ^ a b c d “History”. Indian Coast Guard. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ “Alondra Rainbow revisited, A Study of related issues in the light of the recent judgment of Mumbai High Court”. South Asia Analysis Group. 13 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  10. ^ Jackson, Paul; Munson, Kenneth; Peacock, Lindsay biên tập (2004). “HAL (Dornier) 228”. Jane's All the World's Aircraft (ấn bản 95). Coulsdon: Janes Information Group. tr. 206. ISBN 0710626142.
  11. ^ “Indian Coast Guard to induct 16 Advanced Light Helicopters in July, 2 of them for North-East”. The Statesman. 2 tháng 4 năm 2019.
  12. ^ “Indian Coast Guard to get Dornier aircraft from HAL”. 7 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ Purohit, Jugal (8 tháng 7 năm 2016). “Indian Coast Guard to acquire 30 advanced copters soon”. India Today.
  14. ^ a b The Military Balance 2017 (bằng tiếng Anh). Routledge, Chapman & Hall. 14 tháng 2 năm 2017. ISBN 9781857439007.
  15. ^ “Two ALH-Mark-III helicopters inducted into Indian Coast Guard”. The Indian Express. 2 tháng 2 năm 2022. The ICG said that these choppers were the ninth and tenth in the series of 16 ALH.
  16. ^ Kumar, Chetan (15 tháng 11 năm 2022). “Coast Guard receives 16 ALH-Mk III choppers, wants 9 more”. The Times of India.
  17. ^ The Military Balance 2017 (bằng tiếng Anh). Routledge, Chapman & Hall. 14 tháng 2 năm 2017. ISBN 9781857439007.
  18. ^ “ICGS Priyadarshini commissioned at Andhra Pradesh's Kakinada Port”. The New Indian Express. 27 tháng 4 năm 2019.
  19. ^ “GRSE to build water jet-propelled fast patrol vessel for Coast Guard”. The Economic Times. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2017.
  20. ^ “ICGS Sucheta Kriplani retired with full military honours”. The Statesman. 24 tháng 3 năm 2018.
  21. ^ “Surface Units Page :Indian Coast Guard”. indiancoastguard.gov.in. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2016.
  22. ^ “Odisha: Coast Guard Ship 'Raziya Sultana' Decommissioned”. Kalinga TV. 1 tháng 6 năm 2021.
  23. ^ “Surface Units Page :Indian Coast Guard”. indiancoastguard.gov.in. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2016.
  24. ^ “Indian Coast Guard: Inshore Patrol Vessels by Hindustan Shipyard Limited”. marinebuzz.com. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2015.
  25. ^ Prezelin, Bernard (1990). Combat Fleets of the World: 1990. Naval Institute Press. tr. 245.
  26. ^ Ministry of Defence Annual Report: 1988. Government of India. 1988. tr. 7.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]