Mệnh môn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mệnh môn có các nghĩa sau đây:

  • Mệnh môn là quả thận bên phải. Theo Nạn Kinh Tập Chú: "Tả giả vi thận, hữu giả vi mệnh môn. Mệnh môn giả, chư thần tinh chi sở xá, nguyên khí chi sở hệ." (Bên trái là thận, bên phải là mệnh môn. Mệnh môn là nhà của tinh là các thần, là chỗ ràng buộc nguyên khí).
  • Mệnh môn là trung điểm giữa thận trái và thận phải. Huỳnh Đình Kinh Bí Nghĩa của Lãnh Khiêm giảng: "Tả hữu tương đối, trung hư nhất khiếu vi mệnh môn, tức sinh môn." (Thận trái và thận phải đối xứng nhau, khoảng trống ở giữa là một cái khiếu tên mệnh môn, cũng gọi là sinh môn). Sinh môn thì Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh xác định vị trí: Tự tề hậu tam thốn (sau rốn 3 thốn).
  • Mệnh môn là hai mắt. Hoàng Đế Tố Vấn Linh Khu Kinh giải: "Thái Dương căn vu Chí Âm kết vu mệnh môn. Mệnh môn giả mục dã." (Thái Dương gốc ở Chí Âm và liên kết ở mệnh môn. Mệnh môn là hai mắt vậy).
  • Theo kinh điển Đạo giáo, cụ thể là Huỳnh Đình Kinh, mệnh môn (hoặc sinh môn) được đề cập trong Nội Cảnh với ý nghĩa là rốn.
  • Theo phép xem tướng mặt, mệnh môn là hai lỗ tai.