Mổ hậu môn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mổ hậu môn hay mổ lỗ hậu (Vent pecking) là một hành vi bất thường ở động vật ghi nhận trên các loài gia cầm được thực hiện chủ yếu bởi gà mái đẻ trứng thương phẩm, gà mái đẻ rất thích mổ hậu môn đồng loại. Đây là một trong những biểu hiện của hiện tượng và hội chứng cắn mổ nhau ở gia cầm (còn gọi là ăn thịt đồng loại xảy ra ở gia cầm). Nó được đặc trưng bởi vết mổ làm tổn thương đến cục máu đông, vùng da xung quanh và mô bên dưới khu vực phần hậu môn-phao câu-lỗ hậu hay lỗ huyệt chúng sẽ liên tục rỉa vào vết thương để khoét sâu vào, lôi phần nội tạng bên trong ra để ăn.

Mổ hậu môn thông thường xảy ra ngay sau khi trứng được đẻ ra khi cục máu đông thường vẫn còn nguyên một phần để lộ niêm mạc có màu đỏ do chấn thương thực thể khi đẻ trứng hoặc chảy máu nếu mô bị rách do gà đẻ trứng. Việc mổ hậu môn rõ ràng gây đau đớn và xót xa cho con vật bị mổ. Rách da làm tăng tính nhạy cảm với bệnh tật và có thể dẫn đến cắn mổ lẫn nhau, và cuối cùng là tử vong. Khi trong đàn có một con có vết thương bị chảy máu, thì cả đàn nuôi sẽ bị kích thích đồng loại tập trung vào việc mổ cắn vào vết thương và chúng tập trung vào việc cắn mổ vết thương của con vật đó. Thậm chí khi mắc bệnh bị nặng thì gà sẽ cắn mổ thủng phao câu của các con khác.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân do gà cũng là động vật thích mùi tanh và máu cùng những vết thương hở cũng vậy, chúng có sức hấp dẫn rất đặc biệt đối với gà vốn, chúng cũng thích màu đỏ vì gà là loài động vật có tính tò mò, chúng luôn muốn tìm hiểu mọi thứ bằng cái mỏ của mình, nhất là những thứ nhỏ, di động hoặc những vật mà có màu đỏ thì chúng càng không thể cưỡng lại được. Chính vì thế, chỉ cần một con gà trong đàn bị chảy máu là cả đàn sẽ xúm lại mổ để khám phá. Chúng sẽ tập trung mổ, càng mổ lại càng thấy hương vị tanh ngon. Khi trong đàn gà có con bị lòi trĩ hay lòi đom là hiện tượng này thường xuất hiện ở gà đẻ, do đẻ nhiều, trứng to hoặc gặp vấn đề về sinh sản mà phần hậu môn lòi ra ngoài, phần lòi này có màu đỏ rất có tính kích thích cho những con gà bên cạnh.

Giải pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chăn nuôi cần kiểm tra chất lượng thức ăn thường xuyên, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho đàn gà, nhất là trong giai đoạn mọc lông, khi gà hậu bị đang thay lông và giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao, nên cắt mỏ gà đẻ nuôi công nghiệp trước thời gian đẻ từ 2 tới 3 tháng, nên cách ly đàn gà nhanh chóng, những con gà cắn mổ nhau phải được cách ly ra khỏi đàn, sau đó sử dụng thuốc Xanh Methylen để bôi vào trên vết thương của con gà nhằm phòng tránh trường hợp con gà tiếp tục bị mổ cho đến chết.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sherwin, C.M., (2010). The welfare and ethical assessment of housing for egg production. In The Welfare of Domestic Fowl and Other Captive Birds, I.J.H. Duncan and P. Hawkins (eds), Springer, pp. 237–258
  • Potzsch, C.J., Lewis, K., Nicol, C.J. and Green, L.E., (2001). A cross-sectional study of the prevalence of vent pecking in laying hens in alternative systems and its associations with feather pecking, management and disease. Applied Animal Behaviour Science, 74: 259-272
  • Green, L.E., Lewis, K., Kimpton, A. and Nicol, C.J., (2000). Cross-sectional study of the prevalence of feather pecking in laying hens in alternative systems and its associations with management and disease. Veterinary Record, 147: 233-238.
  • Weitzenburger, D., Vits, A., Hamann, H. and Distl, O., (2005). Effect of furnished small group housing systems and furnished cages on mortality and causes of death in two layer strains. British Poultry Science, 46: 553-559
  • Sherwin, C.M., Richards. G.J. and Nicol, C.J., (2010). Comparison of the welfare of layer hens in 4 housing systems in the UK. British Poultry Science, 51: 488-499
  • Campo, J.L., Prieto, M.T. and Dávila, S.G., (2008). Association between vent pecking and fluctuating asymmetry, heterophil to lymphocyte ratio, and tonic immobility duration in chickens. Applied Animal Behaviour Science, 113: 87-97
  • Butterworth, A. and Weeks, C., (2010). The impact of disease on welfare. In The Welfare of Domestic Fowl and Other Captive Birds, I.J.H. Duncan and P. Hawkins (eds), Springer, pp. 189–218
  • Parmentier, H.K., Rodenburg, T.B., De Vries Reilingh, G., Beerda, B. and Kemp, B., (2009). Does enhancement of specific immune responses predispose laying hens for feather pecking? Poultry Science, 88: 536-542 doi:10.3382/ps.2008-00424
  • Tauson, R., (1984). Effects of a perch in conventional cages for laying hens. Acta Agriculturae Scandinavica, 34: 193-209
  • Glatz, P.C. and Barnett, J.L., (1996). Effect of perches and solid sides on production, plumage and foot condition of laying hens housed in conventional cages in a naturally ventilated shed. Australian Journal of Experimental Agriculture, 36: 269-275
  • Moinard, C., Morisse, J.P. and Faure, J.M., (1998). Effect of cage area, cage height, and perches on feather condition, bone breakage and mortality of laying hens. British Poultry Science, 39: 198-202
  • Wechsler, B. and Huber-Eicher, B.,(1998). Haltungsbedingte Ursachen des Federpickens bei Huhnern. Agrarforschung, 5: 217-220