Mahanadi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mahanadi
Sông
Mahanadi
Nguồn gốc tên: Từ tiếng Phạn "Maha" (vĩ đại) và "Nadi" (sông)
Quốc gia Ấn Độ
Bang Chhattisgarh, Madhya Pradesh, Orissa
Các phụ lưu
 - tả ngạn Seonath, Telen, Ib
Nguồn
 - Vị trí Sihawa, Dhamtari, Dandakaranya, Chhattisgarh, India
 - Cao độ 877 m (2.877 ft)
 - Tọa độ 20°07′B 81°55′Đ / 20,11°B 81,91°Đ / 20.11; 81.91
Cửa sông
 - vị trí False Point, Kendrapada, Đồng bằng châu thổ, Orissa, Ấn Độ
 - cao độ 0 m (0 ft)
Chiều dài 858 km (533 mi)
Lưu vực 141.600 km2 (54.672 dặm vuông Anh)
Lưu lượng tại False Point, Orissa
 - trung bình 2.119 m3/s (74.832 cu ft/s)
 - tối đa 56.700 m3/s (2.002.342 cu ft/s)

Mahanadi (nghĩa là.: sông lớn/vĩ đại) là một con sông tại miền Trung của Ấn Độ. Diện tích lưu vực của sông là 141.600 km² với chiều dài dòng chảy chính là 858 km.[1] Sông chảy qua hai bang là ChhattisgarhOrissa.

Dòng chảy[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như các con sông theo mùa khác tại Ấn Độ, Mahanadi được hợp thành từ các khe suối trên các ngọn núi và khó có thể xác định chính xác được điểm khởi nguồn. Tuy nhiên, đầu nguồn xa nhất của sông nằm cách 6 km từ làng Pharsiya và ở 442 m trên mực nước biển, thuộc phía nam thị trấn Nagri tại quận Dhamtari của bang Chhattisgarh.[2][3] Những ngọn đồi ở đây là phần mở rộng của dãy Ghat Tây và là nguồn của nhiều con suối mà sau đó cũng đổ nước vào Mahanadi.

Trong vòng 80 km đầu, Mahanadi chảy thẳng hướng bắc và là nơi thoát nước cho quận Raipur và chạm đến phần phía đông của thành phố Raipur. Vào lúc này, sông còn tương đối hẹp và tổng chiều rộng trong thung lũng sông không vượt quá 500–600 mét. Sông sau đó chảy vào quận cũ Bilaspur và tại đây nó nhận nước từ chi lưu chính đầu tiên là Seonath.[2]

Sau khi hợp lưu với Seonath, sông chảy theo hướng đông trong suốt hành trình còn lại của nó. Sông hợp lưu với Jonk và Hasdeo trước khi vào lãnh thổ của bang Orissa sau khoảng một nửa quãng đường. Gần thành phố Sambalpur, sông bị một đập đất lớn nhất thế giới chắn ngang là đập Hirakud. Một cấu trúc tổng hợp của đất, bê tông và tường gạch, đập dài 24 km nếu tính cả hệ thống đê. Nó cũng tạo thành một hồ chứa lớn nhất tại châu Á với công suất tối đa là 743 km², bờ hồ dài 640 km.[4]

Sông chảy qua quận Cuttack (quận) theo chiều đông-tây. Ngay trước khi đến thành phố Cuttack, một phân lưu lớn tách ra khỏi sông, được gọi là Kathjori. Thành phố Cuttack nằm trên vùng đất phân tách hai dòng chảy. Kathjori sau đó lại tách thành nhiều dòng chảy như Kuakhai, Devi và Surua rồi đổ vào vịnh Bengal sau khi đến quận Puri. Bản thân Kathjori đổ ra biển tại Jotdar. Các chi lưu khác của Mahanadi bao gồm Paika, Birupa, Chitroptala, Genguti và Nun. Birupa sau đó hợp vào sông Brahmani tại Krushnanagar và đổ vào vịnh Bengal tại Dhamra. Bản thân dòng Mahanadi đổ ra biển qua nhiều kênh tại ParadeepFalse Point, Jagatsinghpur. Đồng bằng châu thổ sông Mahanasi có nhiều phân lưu và trong đó, Brahmani là một trong các phân lưu lớn nhất tại Ấn Độ.[4]

Khả năng thông hành[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi xây dựng đập Hirakud, có thể thông hành trên sông Mahanadi từ cửa sông đến Arrang, cách 150 km từ điểm khởi nguồn. Tuy nhiên, Hirakud và các đập khác đã chất dứt việc này. Ngày nay, tàu bè chỉ có thể đi lại ở vùng đồng bằng châu thổ và hồ chứa Hirakud.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Mahanadi River river, India”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 18 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ a b [1]
  3. ^ and Water Resources of India by Sharad K. Jain, Pushpendra K. Agarwal, Vijay P. Singh
  4. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ http://dsal.uchicago.edu/reference/gazetteer/pager.html?objectid=DS405.1.I34_V16_438.gif

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

The Imperial Gazetteer of India-William Hunter, 1901
The Encyclopædia Britannica-1911 Ed.
The Columbus Encyclopedia

Lien kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]