Mai bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mai bình (Hán giản thể: 梅瓶, phồn thể: 梅瓶, bính âm: méipíng, nghĩa đen: bình hoa mai), thời Tống còn gọi là kinh bình[1] (giản thể: 经瓶, phồn thể: 經瓶, bính âm: jīngpíng) là một loại bình trong đồ gốm Trung Quốc.[2] Theo truyền thống nó được sử dụng để đựng rượu hoặc để trưng bày các cành hoa mai (hoa mơ).[2][3]

Mai bình có lẽ được sản xuất lần đầu tiên từ sành dưới thời Đường (618–907).[4] Ban đầu loại bình này dùng đựng rượu, nhưng từ thời Tống (960–1279) trở đi thì dùng cắm hoa nhất là cành mai, nên có tên gọi "mai bình".[5] Bình có dạng ống thân cao, miệng nhỏ, vai rộng và tròn, thân khúc giữa thắt lại rồi chân lại hơi xòe ra, có thể ví như cơ thể thiếu nữ.[3][5][6][7]

Vì mai bình nguyên thủy là vật dụng đựng rượu nên thường có nắp, sau mất nắp. Mai bình phổ biến nhất vào thời Tống (960–1279) và thời Minh (1368–1644). Hầu hết các hiện vật thời Minh là đồ sứ trắng lam.

Loại bình với hình dáng tương tự trong đồ gốm Triều Tiên, được truyền cảm hứng từ các mai bình Trung Hoa, được gọi là maebyeong (매병, 梅甁, mai bình). Một biến thể khác biệt được gọi là "mai bình cụt", với chỉ nửa trên có hình dạng thông thường, tạo ra một cái bình lùn mập với đáy rộng. Loại mai bình này chủ yếu chỉ hạn chế trong đồ gốm Từ Châu.[8]

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Mai bình tại Wikimedia Commons
  1. ^ Mã Vị Đô (马未都), 2011. Túy văn minh (醉文明). Nhà xuất bản Trung Tín, 208 trang, ISBN 9787508626888.
  2. ^ a b Welch, Patricia Bjaaland (2008). Chinese art: a guide to motifs and visual imagery. North Clarendon: Tuttle Publishing. tr. 17. ISBN 978-0-8048-3864-1.
  3. ^ a b “Prunus Vase (meiping)”. Saint Louis Art Museum. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ “Fire Gilded Silver #Item3755”. TK Asian Antiquities. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ a b “Meiping”. Musée Guimet. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ Hứa Chi Hành (许之衡). 饮流斋说瓷 (Ẩm lưu trai thuyết từ), dòng 270.
  7. ^ “meiping”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ Osborne Harold (biên tập), 1975. The Oxford Companion to the Decorative Arts, tr. 189, Oxford University Press, ISBN 0198661134.

Bản mẫu:Chinese ceramics