Bước tới nội dung

Mao Ỷ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mao Ỷ
Tên chữPhủ Quý
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1640
Quê quán
Thường Thục
Mất1713
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Mao Tấn
Nghề nghiệpthư pháp gia, thợ khắc mộc tự
Quốc tịchnhà Thanh

Mao Ỷ (chữ Hán:毛扆; 16401713), tự Phủ Quý, quê Thường Thục, Giang Tô, là nhà tàng thư thời Thanh.[1]

Ông là con út của Mao Tấn, sinh vào năm Sùng Trinh thứ 13 (1640), cưới con gái của Lục Di Điển làm vợ, tinh thông kinh Tiểu học. Từng hiệu đính Thi từ tạp trở (诗词杂俎) do Mao Tấn biên soạn, rồi cùng với Lục Di Điển đính chính Kim thuyên tập (金荃集) tại gác Cấp Cổ.[2] Nhà ông có tới 200 thợ sao chép sách trong gác Cấp Cổ khiến Hà Trác ngưỡng mộ rất nhiều.

Vào những năm cuối đời, vì nghèo đói và bệnh tật, ông đành phải bán hơn 500 loại sách quý hiếm, chính vì vậy mà ông biên soạn cuốn Cấp Cổ các bí bản thư mục (汲古阁秘本书目) nhằm ghi chép lại danh sách những cuốn sách bán được. Ông qua đời năm Khang Hy thứ 52 (1713).[3] Trứ tác để lại mỗi cuốn Cấp Cổ các bí bản thư mục.[4][5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kiều Hiểu Quân biên soạn, Trung Quốc mỹ thuật gia nhân danh từ điển – phụ lục một, Tây An, Tam Tần xuất bản xã, 2007, tr. 26. ISBN 978-7-80736-237-1.
  2. ^ Qua Bính Căn chủ biên cùng Cục Văn hóa Thường Thục, Thường Thục quốc gia lịch sử văn hoá danh thành từ điển, Thượng Hải, Thượng Hải từ thư xuất bản xã, 2003, tr. 66. ISBN 7-5326-1337-2.
  3. ^ Quyển 11 cuốn Bão Kinh Đường văn tập của Lư Văn Siêu có nhắc đến ông như sau: "Ta đi theo người khác mượn được bản hiệu đính của Mao Phủ Quý ở Ngu Sơn, tự nói là ba bản ba hiệu, nhưng bản do Hà Nguyên Lãng lưu giữ là tốt nhất. Phủ Quý chỉnh sửa sách này vào năm Tân Mão thời Khang Hy thì ông ấy đã bảy mươi lăm tuổi rồi". Căn cứ theo Đông Hồ Cấp Cổ các Mao thị thế phả của Nam Đồ Tàng có đề cập rằng vào năm "Quý Tị", Mao Ỷ "năm đó đã bảy mươi bốn tuổi", nên phải là năm Khang Hy thứ 52 (1713).
  4. ^ Thân Sướng, Trung Quốc mục lục học gia truyện lược, Trịnh Châu, Trung Châu cổ tịch xuất bản xã, 1987, tr. 126–127.
  5. ^ Mạch Quần Trung chủ biên; Vương Tuyết Quang biên soạn, Trung Quốc đồ thư quán giới nhân danh từ điển quyển thượng – phần cổ đại, Nam Ninh, Quảng Tây dân tộc xuất bản xã, 1987, tr. 120. ISBN 7-5363-0024-7.