Bước tới nội dung

Họ Chích đầm lầy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Megaluridae)
Họ Chích đầm lầy
Chiền chiện lớn (Megalurus palustris)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Phân bộ (subordo)Passeri
Phân thứ bộ (infraordo)Passerida
Liên họ (superfamilia)Sylvioidea
Họ (familia)Locustellidae
Bonaparte (1854)
Các chi
Danh pháp đồng nghĩa
  • Megaluridae

Họ Chích đầm lầy hay họ Chiền chiện lớn (danh pháp khoa học: Locustellidae) là một họ mới được công nhận, chứa các loài chim dạng chích ăn sâu bọ và biết hót, trước đây đặt trong "đơn vị phân loại thùng rác" là họ Sylviidae nghĩa rộng (sensu lato) dưới tên gọi phân họ Chiền chiện lớn (Megalurinae). Nó chứa các loài chiền chiện, chích đầm lầy, chích cỏ và chích bụi. Các loài chim này sinh sống chủ yếu tại đại lục Á-Âu, châu Phi và khu vực Australia.

Danh pháp Megaluridae đã từng được sử dụng cho họ này, và khi dịch sang tiếng Việt thì lấy theo tên của loài có mặt tại Việt Nam là chiền chiện lớn (Megalurus palustris) hoặc tổng quát là chích Megalurid[1]. Tuy nhiên, điều này không phù hợp khi bổ sung thêm chi Locustella (chích đầm lầy) vào nhóm. Tên gọi Locustellidae, được Hiệp hội các nhà điểu học Anh (BOU) sử dụng, có ưu thế hơn so với tên gọi Megaluridae. Cụ thể, Locustellidae có từ thời Bonaparte (1854), trong khi tên gọi Megaluridae chỉ có từ thời Blyth (1875). Hiện tại, IOC sử dụng tên gọi Locustellidae.

Các loài trong họ này là các loài chim hơi nhỏ với đuôi thường là dài và nhọn; tên khoa học của chi điển hình (Megalurus) trên thực tế có nghĩa là "[con vật có] đuôi dài". Chúng ít giống tiêu liêu hơn so với chích bụi điển hình (chi Cettia) nhưng giống những dạng chim này ở chỗ có bộ lông màu nâu xám hay vàng sẫm đồng nhất. Chúng có xu hướng to lớn hơn và thon hơn các loài của chi Cettia và nhiều loài có các sọc đậm và sẫm màu trên các cánh và/hoặc phần bụng. Phần lớn sinh sống ở các trảng cây bụi và thường xuyên tìm kiếm thức ăn bằng cách chuyền từ các cành cây rậm rạp hay săn đuổi con mồi trên mặt đất; có lẽ chúng là những loài chim dạng "chích" sinh sống nhiều nhất trên mặt đất. Một điều rất bất thường cho bộ Passeriformes là sự khởi đầu cho quá trình tiến hóa về hướng trở thành chim không biết bay được ghi nhận ở một vài đơn vị phân loại trong họ này.[2]

Trong phạm vi siêu họ Sylvioidea ("chích và họa mi/khướu) thì họ Megaluridae có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với chích Malagasy, một họ mới được công nhận khác (nhưng vẫn chưa được đặt tên kể từ khi công nhận). Donacobius mũ đen (Donacobius atricapillus) là loài chim có quan hệ họ hàng tại khu vực Bắc Mỹ với nguồn gốc từ cùng một tổ tiên, không phải là chim dạng tiêu liêu (họ Troglodytidae) như người ta vẫn tin.[1]

  • Bradypterus – chích bụi Megalurid (trên 20 loài; cận ngành (Ít nhất 1 loài - chích bụi Victorin – không thuộc về họ Megaluridae)[3])
  • Locustella – chích cỏ (9 loài)
  • Megalurus – chiền chiện lớn điển hình (5 loài; có lẽ đa ngành)
  • Schoenicola – chiền chiện đuôi rộng (2 loài; đặt vào đây không chắc chắn)
  • Cincloramphus – sơn ca Australia (2 loài; đặt vào đây không chắc chắn)

Một vài chi khác (thường là nhỏ hay đơn loài) cũng được nghi là thuộc họ này:

  • Bowdleria – fernbird (chim dương xỉ?) hay kōtātā, mātātā trong tiếng Maori (1 loài sinh tồn, 1 mới tuyệt chủng; đôi khi gộp trong chi Megalurus)
  • Buettikoferella – chim bụi vằn vàng nâu
  • Chaetornis – chiền chiện đuôi cứng
  • Dromaeocercus – emu-tail (chim đuôi đà điểu?) (2 loài, gộp cả Amphilais)
  • Eremiornis – Spinifex-bird ?
  • Megalurulus – thicketbird (chim bụi cây?) (5 loài)

Hai chi bổ sung năm 2012 theo Oliveros và ctv[4]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]
Locustellidae

Robsonius

? Elaphrornis

Locustella

? Chaetornis

Megalurus

Schoenicola

? Amphilais

Bradypterus

? Malia

Cincloramphus

Eremiornis

Poodytes

Bowdleria

? Buettikoferella

? Megalurulus

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Alström P.; Ericson P.G.P.; Olsson U. & Sundberg P. (2006): Phylogeny and classification of the avian superfamily Sylvioidea. Molecular Phylogenetics and Evolution 38(2): 381–397. doi:10.1016/j.ympev.2005.05.015 toàn văn PDF Lưu trữ 2021-06-27 tại Wayback Machine
  2. ^ del Hoyo Josep; Elliott Andrew & Sargatal Jordi (chủ biên) (2006): Handbook of Birds of the World (Quyển 11: Old World Flycatchers to Old World Warblers). Lynx Edicions, Barcelona. ISBN 84-96553-06-X
  3. ^ Beresford P.; Barker F.K.; Ryan P.G.; & Crowe T.M. (2005): African endemics span the tree of songbirds (Passeri): molecular systematics of several evolutionary 'enigmas'. Proceedings of the Royal Society 272 (1565): 849–858. doi:10.1098/rspb.2004.2997 toàn văn PDF phụ lục[liên kết hỏng]
  4. ^ Oliveros C.H., S. Reddy, R.G. Moyle (2012), The phylogenetic position of some Philippine "babblers" spans the muscicapoid and sylvioid bird radiations, Mol. Phylogenet. Evol. 65, 799-804.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]