Tháp giáo đường Hồi giáo
Tháp giáo đường (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: minare,[1] tiếng Ả Rập manāra (ngọn hải đăng) منارة, hay مئذنة) là đặc trưng kiến trúc các thánh đường Hồi giáo của Hồi giáo, nói chung chúng là những tháp cao với mái vòm hình nón hoặc củ hành. Các tháp thường đứng riêng lẻ hay cao hơn hẳn những công trình kết cấu xung quanh; kiến trúc cơ bản gồm đế, thân và đỉnh tháp. Kiểu kiến trúc tháp giáo đường thay đổi theo khu vực và thời kỳ. Tháp giáo đường thường là nơi cầu nguyện của các tín đồ (adhan).
Chức năng
[sửa | sửa mã nguồn]Mục đích của các tháp trong kiến trúc truyền thống là để thông gió trong khí hậu nóng bức. Tháp có các cửa sổ lớn để đón không khí mát đi vào, và trần của mái vòm có thể chứa và giải thoát không khí nóng ra ngoài thông qua cupola. Trong các thánh đường Hồi giáo, việc adhan được gọi từ một giáo sĩ en:Muezzin thông qua hệ thống loa đặt trên tháp.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Tháp của Nhà thờ Hồi giáo Uqba còn được gọi là Đại Thánh đường Kairouan, ở Kairouan, Tunisia, thế kỷ 8-9
-
Tháp gạch sống cũ ở Kharanagh, Iran
-
Cây cột gỗ đơn giản được sử dụng làm tháp ở Nouadhibou, Mauritanie
-
Tháp ở Wangen bei Olten, Thụy Sĩ.
-
Tháp nhỏ tại nhà thờ Hồi giáo ở Riyadh, Ả Rập Xê Út.
-
Tháp trắng ở Qadian, Ấn Độ.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "minaret." Online Etymology Dictionary. Douglas Harper, Historian. 21 Mar. 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tháp giáo đường Hồi giáo. |