Mold-A-Rama

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Máy Mold-A-Rama tại Trung tâm Khoa học Thái Bình Dương ở Seattle

Mold-A-Rama là tên gọi thương hiệu của một loại máy bán hàng làm ra mẫu tượng nhựa ép phun. Máy Mold-A-Rama ra mắt vào cuối năm 1962[1][2] và trở nên nổi bật tại Hội chợ Thế giới New York năm 1964.[3] Người ta vẫn có thể tìm thấy những chiếc máy này đang hoạt động trong hàng chục viện bảo tàng và sở thú.[4][5]

Nhà phát minh người Mỹ John H. "Tike" Miller được ghi nhận là người đã nghĩ ra chiếc máy đúc nhựa độc lập vào thập niên 1950. Ông được cấp phép bằng sáng chế chế tạo khuôn mẫu của mình[6] và công nghệ liên quan cho hãng Automatic Retailers Of America (Aramark), công ty vận hành máy Mold-A-Rama dưới dạng công ty con cho đến năm 1969. Aramark đã thoái vốn tất cả các máy móc và địa điểm dịch vụ vào năm 1972 vì chi phí cao của loại thiết bị này. Tính đến năm 2010, hai công ty Mỹ sở hữu và vận hành máy Mold-A-Ram: William A. Jones Company ở Illinois[7][8][9][10] và Replication Devices ở Florida.[11][12] Tính đến tháng 11 năm 2015, có 124 máy ở tổng số 8 bang khác nhau trên toàn nước Mỹ.[13]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Rossman, Martin (29 tháng 10 năm 1962). “Machine Molds Items While Customer Waits”. Los Angeles Times. tr. B8.
  2. ^ “Keilson Puts in Molding Units”. Billboard. 4 tháng 5 năm 1963. tr. 53.
  3. ^ “Mold-Rama Draws 'Em”. Billboard. 12 tháng 12 năm 1964. tr. 43.
  4. ^ Benderoff, Eric (4 tháng 9 năm 2006). “Old Technology Proves a Modern-Day Classic”. Chicago Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ Johnson, Steve (17 tháng 8 năm 2016). “Smelly, Plastic and Nostalgic, Mold-A-Rama Celebrates 50th Birthday at Brookfield Zoo”. Chicago Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ Đăng ký phát minh US 3068518, "Apparatus for Molding Hollow Plastic Products", trao vào 1962-12-18, chủ sở hữu Mold-A-Rama, Inc. 
  7. ^ Mueller, Jim (23 tháng 7 năm 1993). “All-Star Casts: The Mold-A-Rama Tradition of Plastic Lincoln Heads and Zoo Animals Lives On”. Chicago Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2016.
  8. ^ Stach, Chris (9 tháng 8 năm 2005). “Mold-a-Rama Magic”. Riverside–Brookfield Landmark. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ Channick, Robert (24 tháng 1 năm 2019). “Mold-A-Rama Defends Its Retro Name and Vintage Vending Machines Against 'Modernized' Competitor”. Chicago Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2019.
  10. ^ Garcia, Evan (26 tháng 9 năm 2019). “The Story of Mold-A-Rama, Chicago's Very Own Souvenir Machine”. WTTW. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
  11. ^ Daly, Sean (2 tháng 7 năm 2009). “Waxing Nostalgic: In 30 Seconds, Mold-A-Rama Makes Memories, Toys to Last a Lifetime”. Tampa Bay Times. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  12. ^ Flaherty, Joseph (21 tháng 4 năm 2009). “Mold-O-Rama: 50's Plastic Molding Vending Machine”. Replicator. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ Fecile, John (13 tháng 11 năm 2015). “Mold-A-Rama-Rama! The Secrets Behind Chicago's Plastic Souvenir Empire”. WBEZ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]