Mã Hóa Đằng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mã Hóa Đằng
Sinh29 tháng 10, 1971 (52 tuổi)
Triều Dương, Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Quốc
Quốc tịchCộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Trường lớpĐại học Thâm Quyến
Nghề nghiệpChủ tịch, CEO của Tencent
Tài sảnTăng US$48.4 tỉ (November 2017)[1]
Trang webqq.com

Mã Hóa Đằng (tiếng Trung: 马化腾; bính âm: Mǎ Huàténg; sinh ngày 29 tháng 10 năm 1971), còn có biệt hiệu là Pony Ma, là một ông trùm kinh doanh Trung Quốc, nhà đầu tư, nhà từ thiện, kỹ sư, nhà doanh nghiệp về Internet và công nghệ. Ông là người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tencent, công ty có giá trị nhất châu Á, một trong 5 tập đoàn lớn nhất thế giới. Công ty kiểm soát dịch vụ nhắn tin di động lớn nhất của Trung Quốc và các công ty con cung cấp phương tiện truyền thông, giải trí, hệ thống thanh toán, điện thoại thông minh, dịch vụ liên quan đến Internet, dịch vụ giá trị gia tăng và dịch vụ quảng cáo trực tuyến, cả ở Trung Quốc và trên toàn cầu.[2][3][4]

Năm 2007 và 2014 Tạp chí Time bình chọn ông là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới[5][6]. Năm 2015, Forbes đã bình chọn ông là một trong những người có quyền lực nhất trên thế giới.[7][8] Năm 2017, Fortune xếp ông là một trong những doanh nhân hàng đầu của năm. Mã Hóa Đằng từng là Đại biểu Quốc hội Trung Quốc khóa XII.[4] Ông là người giàu thứ 2 Trung Quốc với khối tài sản lên đến 48,4 tỉ USD.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ma Huateng”. Forbes (bằng tiếng Anh).
  2. ^ “Tencent posts 69 percent jump in quarterly net profit; becomes the most valuable company in Asia”. Tech2.
  3. ^ Investing in China: The Emerging Venture Capital Industry Jonsson Yinya Li, Google Book Search
  4. ^ a b Tencent Tencent official site
  5. ^ “The 100 Most Influential People in the World”. Time. 24 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ Biographical Dictionary of New Chinese Entrepreneurs and Business Leaders, Pg. 111 Ilan Alon and Wenxian Zhang. Edward Elgar Publishing, 2009. Google Book Search.
  7. ^ “Businessperson of the Year”. Fortune. 16 tháng 11 năm 2017.
  8. ^ Schuman, Michael. “Ma Huateng - pg.49”. Forbes.