Bước tới nội dung

Mōri Takachika

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mōri Takachika
Ảnh chụp Mōri Takachika
Tên bản ngữ
毛利 敬親
Tên khácMōri Yoshichika
Sinhngày 5 tháng 3 năm 1819
Mấtngày 17 tháng 5 năm 1871 (52 tuổi)
Thuộc Phiên Chōshū
Triều đình Kyoto
Tham chiếnSự biến Cấm môn
Chiến tranh Boshin
Con cáiMōri Motonori

Mōri Takachika (毛利 敬親 Mao Lợi Kính Thân?, ngày 5 tháng 3 năm 1819 – ngày 17 tháng 5 năm 1871)daimyō thứ 13 của phiên Chōshū. Về sau ông được phép sử dụng một chữ từ tên của Tướng quân Tokugawa Ieyoshi và đổi tên thành Yoshichika (慶親). Phiên trấn của ông là kẻ thù không đội trời chung của Mạc phủ Tokugawa, và ông là nhân tố chính dẫn đến sự sụp đổ của Mạc phủ vào cuối thời Bakumatsu.[1]

Ông là con trai của daimyō đời thứ 11 Mōri Narimoto và một người thiếp. Là vị lãnh chúa có tham vọng lớn nhằm biến phiên trấn của mình trở nên giàu mạnh, ông đã ra sức chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng những gia thần có năng lực như Murata Seifū, Tsuboi KuemonSufu Masanosuke làm nhà cải cách nền kinh tế và quản lý hành chính tại phiên Chōshū.

Các biến cố trọng đại trong suốt thời kỳ ông cai trị Chōshū bao gồm vụ pháo kích Shimonoseki, sự kiện Ikedaya, sự biến Cấm môn, cuộc chinh phạt Chōshū lần thứ nhấtcuộc chinh phạt Chōshū lần thứ hai, Liên minh Satchōchiến tranh Boshin đều nhằm mục đích lật đổ Mạc phủ và tái lập quyền hành cho Thiên hoàng.[2]

Mōri Takachika được hậu thế xem là một trong những lãnh chúa có đóng góp to lớn cho công cuộc Minh Trị Duy tân. Ông cũng là vị daimyō đầu tiên trả lại vùng đất và dân cư của mình cho Thiên hoàng Minh Trị trong quá trình bãi bỏ chế độ phiên trấn. Tuy về hưu nhưng vẫn được chính phủ ưu ái cho giữ chức cố vấn trong một thời gian ngắn. Năm 1871, ông qua đời vì lâm trọng bệnh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thomas M. Huber The Revolutionary Origins of Modern Japan Stanford University Press, 1981, pg 85, ISBN 9780804717557
  2. ^ C. T. Assendelft De Coningh A Pioneer in Yokohama Hackett Publishing, 2012, pg XX, ISBN 9781603849067
Tiền nhiệm:
Mōri Narinaga
Phiên chủ Chōshū đời thứ 13
1836–1871
Kế nhiệm:
Hệ thống phiên trấn bị bãi bỏ