Bước tới nội dung

Mười chín tháng Tám

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Mười chín tháng Tám"
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1945
Thể loạiNhạc đỏ
Sáng tácXuân Oanh

"Mười chín tháng Tám" là một ca khúc thuộc thể loại nhạc đỏ của nhạc sĩ Xuân Oanh. "Mười chín tháng Tám" được biểu diễn tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội vào đúng ngày 19 tháng 8 năm 1945, là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công nhằm giành lại chính quyền của Việt Nam. Ngay sau khi sáng tác, ca khúc nhận được sự đón nhận tích cực từ người dân Việt Nam. "Mười chín tháng Tám" được xem là một ca khúc tiêu biểu của Xuân Oanh.

Bối cảnh và sáng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng sớm ngày 19 tháng 8 năm 1945, cùng với dòng người đổ về Quảng trường Ba Đình, nhạc sĩ Xuân Oanh khi đó mới 22 tuổi và đang tham gia trong một tổ chức tuyên truyền cách mạng của Việt Minh.[1] Theo nhạc sĩ chia sẻ, "Mười chín tháng Tám" là tác phẩm được ông viết trong thời điểm biểu tình giành lại chính quyền của quần chúng nhân dân Việt Nam.[2] Vừa đi trong đoàn biểu tình, Xuân Oanh vừa sáng tác lời và nhạc một cách "ào ạt, tuôn ra".[3] Ông vội vàng tìm một mẩu giấy từ vỏ bao thuốc lá để ghi chép lại, đồng thời vừa đi ông vừa bắt nhịp cho đoàn biểu tình hát những câu nhạc đầu tiên.[3][4] Cứ mỗi khi hát xong một câu, ông lại viết tiếp câu sau cho đến hết bài. Những đoạn nhạc chưa cảm thấy hợp lý, mọi người sẽ can thiệp, góp ý Xuân Oanh sửa cả phần nhạc và phần lời.[1] Khi đoàn biểu tình tới quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội, bài hát được hoàn thành.[5][6]

Theo báo Xây dựng Đảng, "Mười chín tháng Tám" lại là ca khúc bắt nguồn từ thực tế cuộc sống của người dân Việt Nam lúc bấy giờ trước hoàn cảnh bị áp bức, bóc lột của thực dân PhápĐế quốc Nhật Bản khiến hơn 2 triệu người dân bị chết đói trong 2 năm 1944, 1945.[7]

Biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ trong buổi chiều ngày sáng tác xong, ca khúc đã được được lan tỏa, phổ biến rộng rãi từ Bắc vào Nam của Việt Nam,[8] thậm chí là từ thành thị đến nông thôn.[6] Sau đó ít ngày, "Mười chín tháng Tám" được phát liên tục trên Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời điểm Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945,[8] do đó trở thành bài hát gắn liền với ngày lễ này đối với nhiều người dân Việt Nam.[9]

Sự việc liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2022, trong chương trình nghệ thuật "Sao tháng Tám" chào mừng ngày Quốc khánh Việt Nam được truyền hình trực tiếp, ca sĩ Khánh Thy bị chỉ trích khi trình diễn "Mười chín tháng Tám". Cụ thể, Khánh Thy bị nhận xét hát "thiếu sự ổn định, cột hơi yếu, lạc tông, liên tục chênh phô khi lên nốt cao". Cô còn phải nhìn phần lời ca khúc được ghi lại trên lòng bàn tay.[10][11][12]

Phần lớn khán giả cho rằng Khánh Thy có "thái độ hời hợt, thiếu trân trọng với ca khúc, với tính lịch sử được gửi gắm qua bài hát và chương trình." Trước phản ứng của dư luận, Khánh Thy đã lên tiếng xin lỗi, trong khi phần trình diễn này vẫn bị chỉ trích trên các diễn đàn âm nhạc.[10] Ca sĩ Thái Thùy Linh bày tỏ lo ngại sau sự việc này có thể tiếp tay cho việc hát nhép sẽ được sử dụng tối đa ở hầu hết chương trình truyền hình, nhất là khi việc này không còn bị xử phạt ở Việt Nam.[13] Nghệ sĩ ưu tú Thanh Lam cho rằng "Khánh Thy còn là ca sĩ nghiệp dư nên không thể quy chụp hay có cái nhìn tiêu cực đối với giới ca sĩ". Đồng thời, Thanh Lam nhận định rằng phần lỗi trong vụ việc cũng thuộc về đạo diễn chương trình.[14]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

"Mười chín tháng Tám" được viết trên giọng Sol trưởng nhằm có được tính chất "hào hùng".[1] Theo báo Đảng Cộng Sản Việt Nam, ca khúc chỉ được sáng tác trong 10 câu ngắn gọn nhưng có sự "chỉn chu" về khúc thức về hình thức hai đoạn đơn với nhịp điệu hành khúc đậm chất hào hùng, khỏe mạnh, với ca từ "mộc mạc".[4][15] Đoạn 1 có 4 câu, đoạn 2 là điệp khúc có 6 câu.[1] Báo Xây dựng Đảng cho biết bài hát đã khích lệ, động viên toàn nhân dân Việt Nam "vùng dậy đấu tranh" giành độc lập, tự do cho đất nước.[4] Theo VOV, trong âm nhạc âm nhạc Việt Nam, hiếm có bài hát nào được đặt tên từ chính một ngày cụ thể – "Mười chín tháng Tám".[16]

Cho đến ngày nay, "Mười chín tháng Tám" vẫn được biểu diễn hàng năm vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công ngày 19 tháng 8 và ngày Quốc khánh Việt Nam ngày 2 tháng 9.[17] Bài hát cũng là sáng tác đứng đầu cụm tác phẩm giúp cho Xuân Oanh được Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.[18] Bài hát được xem là sản phẩm của cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Phương Bùi (31 tháng 8 năm 2019). “Vang vọng giai điệu tự hào”. Báo Lao động thủ đô. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ Minh Anh (18 tháng 8 năm 2021). "Mười chín tháng Tám" và những ca khúc cách mạng được viết 'thần tốc'. VietnamPlus. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b Lê Phúc Hỷ (19 tháng 8 năm 2022). Mười chín tháng Tám - Bản hùng ca ngày Tổng khởi nghĩa”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b c Kim Cương (19 tháng 8 năm 2018). " Mười chín tháng Tám" sống mãi với thời gian”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Nhiều tác giả 2000, tr. 146.
  6. ^ a b Chi Phan (19 tháng 8 năm 2022). “Hào khí Cách mạng tháng Tám qua những bài ca”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ a b Đỗ Văn Thông (19 tháng 8 năm 2012). "Mười chín tháng tám", Bản hùng ca đi cùng năm tháng”. Xây dựng Đảng. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ a b Lê Thị Bích Hồng (18 tháng 8 năm 2019). “Cách mạng tháng Tám trong cảm xúc của văn nghệ sĩ”. Báo điện tử Tổ Quốc. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ Hoàng Yến (2 tháng 9 năm 2022). “77 năm Quốc khánh 2/9: Những ca khúc sục sôi hào khí cách mạng”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ a b Mi Lan (5 tháng 9 năm 2022). “Ca sĩ trẻ bị chỉ trích khi hát ca khúc cách mạng vì hiểu biết nông cạn?”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ Lạc Xuân (3 tháng 9 năm 2022). “Nữ ca sĩ gây bức xúc vì hát chênh phô, quên lời trên sóng truyền hình”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  12. ^ Phương Nhung (3 tháng 9 năm 2022). “Tranh cãi ca sĩ quên lời, vừa hát vừa nhìn bàn tay trên sóng trực tiếp”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  13. ^ Mi Lan (9 tháng 5 năm 2022). “Ca sĩ trẻ bị chỉ trích khi hát ca khúc cách mạng vì hiểu biết nông cạn?”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  14. ^ Lạc Xuân; Thạch Anh (5 tháng 9 năm 2022). “Thanh Lam, Nguyên Vũ lên tiếng vụ nữ ca sĩ không thuộc lời trên sóng trực tiếp”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  15. ^ PV (17 tháng 8 năm 2020). “Ca khúc ra đời trên Quảng trường Nhà hát Lớn đúng ngày 19-8”. Báo Hải Quân Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  16. ^ “Dấu mốc về ngày khởi nghĩa của dân tộc trong ca khúc "Mười chín tháng Tám". Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 19 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  17. ^ Ngọc Linh (1 tháng 9 năm 2022). “6 ca khúc bất hủ của dân tộc trong dịp Quốc khánh 2/9”. Báo Dân Việt. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  18. ^ Nguyễn Thụy Kha 2017, tr. 152.

Nguồn sách

[sửa | sửa mã nguồn]