Bước tới nội dung

Hành tăm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nèn)
Allium schoenoprasum
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Magnoliophyta
Lớp (class)Liliopsida
Phân lớp (subclass)Liliidae
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Amaryllidaceae
Phân họ (subfamilia)Allioideae
Tông (tribus)Allieae
Chi (genus)Allium
Loài (species)A. schoenoprasum
Danh pháp hai phần
Allium schoenoprasum
Regel & Tiling
Hành tăm

Hành tăm, Hành trắng, Nén, Củ nén (danh pháp hai phần: Allium schoenoprasum) là một loài thực vật thuộc họ Hành. Đây là loài bản địa châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Nó là loài hành duy nhất hiện diện ở cả Cựu thế giớiTân thế giới. Loài này được dùng làm gia vị và trong Đông y nó là một vị thuốc. Nó cũng được dùng để kiểm soát sâu bệnh cây trồng. Đây là loài cây thảo, giống dạng cây hành hương, nhưng có kích thước nhỏ hơn, thường chỉ cao 10–15 cm cho tới 20–30 cm. Thân hành (củ) trắng to bằng ngón tay út hay hạt ngô, đường kính cỡ 2 cm, bao bởi những vẩy dai. Lá và cán hoa hình trụ rỗng, nhỏ như cái tăm (do vậy mà có tên như trên). Cụm hoa hình đầu dạng cầu mang nhiều hoa có cuống ngắn.

Theo Đông Y, củ nén có vị cay, mùi hăng nồng và tính ấm. Ăn củ nén được có tác dụng giúp ấm tỳ vị, hỗ trợ tiêu đờm, làm giảm ho và ra mồ hôi, có tác dụng sát khuẩn, lợi tiểu, giải độc, trị cảm lạnh, đối phó với táo bón, giảm triệu chứng bí tiểu tiện, xử lý côn trùng cắn và giảm ngộ độc chì.

Các nghiên cứu y khoa cũng đã chỉ ra rằng lá và củ của cây nén chứa hợp chất lưu huỳnh (tinh dầu) tương tự như trong hành tỏi nhưng có đặc tính đặc biệt với chất metylpentydisufid, pentyhydrodislfid, cũng như nhiều silicium. Đặc biệt, lá và củ nén còn chứa nhiều chất tiền vitamin A, B, C, K... điều này giúp củ nén có tính kháng sinh, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa cảm cúm, viêm họng và có thể giúp phòng ngừa một số loại ung thư.[1]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Củ nén có tác dụng gì tốt cho sức khỏe và đời sống ?”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Allium schoenoprasum tại Wikimedia Commons