Bước tới nội dung

Họ Loa kèn đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Loa kèn đỏ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Amaryllidaceae
J.St.-Hil., 1805
Chi điển hình
Amaryllis
L., 1753
Các chi
Xem văn bản

Họ Loa kèn đỏ (danh pháp khoa học: Amaryllidaceae) còn gọi là họ Náng, họ Thủy tiên[1] là một họ trong thực vật có hoa, một lá mầm. Họ này chủ yếu là các loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc ra từ thân hành, thông thường có hoa sặc sỡ. Họ này chứa khoảng 60-73 chi, với khoảng trên 800-1.600 loài (tùy định nghĩa). Một vài chi hay được trồng trong vườn, chẳng hạn như:

Họ Amaryllidaceae được công nhận, với các định nghĩa khác nhau, trong phần lớn các hệ thống phân loại có trong thế kỷ 20, mặc dù hệ thống Cronquist lại gộp nó trong họ Liliaceae định nghĩa rộng. Hai họ này theo truyền thống được tách ra nhờ bầu nhụy, với bầu nhụy hạ ở Amaryllidaceae và bầu nhụy thượng ở Liliaceae. Hệ thống APG năm 1998 công nhận họ này như là một họ tách rời. Hệ thống APG II (2003) lại gộp họ Amaryllidaceae trong họ Alliaceae nhưng cho phép tách ra như một họ độc lập, đều thuộc bộ Asparagales của nhánh monocots. Hệ thống APG III (2009) sáp nhập ba họ Amaryllidaceae nghĩa hẹp (với các chi như trình bày tại đây), AlliaceaeAgapanthaceae thành họ Amaryllidaceae nghĩa rộng.

Phân loại trong APG III

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong họ Amaryllidaceae nghĩa rộng thì:

  • Phân họ Amaryllidoideae Burnett với 59 chi và trên 800 loài, bao gồm:
    • Amaryllideae Dumortier: 11 chi, 146 loài.
    • Cyrtantheae Traub: 1 chi (Cyrtanthus), 50 loài.
    • Calostemmateae D. & U. Müller-Doblies: 2 chi, 4 loài.
    • Haemantheae Hutchinson: 6 chi, 80 loài.
    • Lycoridae D. & U. Müller-Doblies: 2 chi, 26 loài.
    • Galantheae Parlatore: 8 chi, 31 loài.
    • Narcisseae Lamarck & de Candolle: 2 chi, 58 loài.
    • Hippeastreae Sweet: 11 chi, 218 loài.
    • Eustephieae Hutchinson: 3 chi, 15 loài.
    • Hymenocallideae Small: 3 chi, 65 loài.
    • Stenomesseae Traub: 8 chi, 62 loài.
    • Eucharidae Hutchinson: 4 chi, 28 loài.
  • Họ Alliaceae trước đây được coi là phân họ Allioideae Herbert với 13 chi và 795 loài, bao gồm:
    • Allieae Dumortier: 1 chi, 260-780 loài (tùy định nghĩa loài theo mỗi tác giả).
    • Tulbaghieae Meisner: 1 chi, 22 loài.
    • Gilliesieae Baker: 10 chi, 80 loài.
  • Họ Agapanthaceae được coi là phân họ Agapanthoideae Endlicher với 1 chi (Agapanthus) và 9 loài.

Fay và Chase (1996) lại gộp chi Agapanthus trong họ Amaryllidaceae (dưới phân họ Agapanthoideae) nhưng hệ thống APG II lại gộp chi Agapanthus vào trong họ Alliaceae, nhưng có thể tách ra để tạo ra một họ riêng gọi là Agapanthaceae. Chi Agapanthus khác với các loài trong họ Amaryllidaceae ở chỗ nó có bầu nhụy thượng.

Các chi dưới đây lấy theo định nghĩa trong APG II. Về các chi thuộc các họ AlliaceaeAgapanthaceae theo nghĩa của APG II, xem các bài tương ứng.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.

Asparagales 

Orchidaceae

Boryaceae

Blandfordiaceae

Lanariaceae

Asteliaceae

Hypoxidaceae

Ixioliriaceae

Tecophilaeaceae

Doryanthaceae

Iridaceae

Xeronemataceae

Xanthorrhoeaceae s. l. 

Hemerocallidoideae (Hemerocallidaceae)

Xanthorrhoeoideae (Xanthorrhoeaceae s. s.)

Asphodeloideae (Asphodelaceae)

Amaryllidaceae s. l. 

Agapanthoideae (Agapanthaceae)

Allioideae (Alliaceae)

Amaryllidoideae (Amaryllidaceae s. s.)

Asparagaceae s. l. 

Aphyllanthoideae (Aphyllanthaceae)

Brodiaeoideae (Themidaceae)

Scilloideae (Hyacinthaceae)

Agavoideae (Agavaceae)

Lomandroideae (Laxmanniaceae)

Asparagoideae (Asparagaceae s. s.)

Nolinoideae (Ruscaceae)

Một số loài Loa kèn đỏ phổ biến tại Việt nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Amaryllidaceae”. Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  • Michael F. Fay và Mark W. Chase. 1996. Resurrection of Themidaceae for the Brodiaea alliance, and Recircumscription of Alliaceae, Amaryllidaceae and Agapanthoideae. Taxon 45: 441-451 (tóm tắt)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]