NGC 2681

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình ảnh NGC 2681 được chụp bởi kính viễn vọng Hubble

NGC 2681 là tên của một thiên hà hình hạt đậu và nằm trong chòm sao Đại Hùng. Tính từ Trái Đất, khoảng cách của nó xấp xỉ khoảng 50 triệu năm ánh sáng, điều này nghĩa là kích thước biểu kiến của nó là 55000 năm ánh sáng. NGC 2681 có một nhân thiên hà hoạt động và là thiên hà Seyfert loại 3. Nhân của nó cũng là khu vực phát xạ hạt nhân ion hóa thấp.[1]

NGC 2681 có thể có đến 3 thanh chắn và có một thanh chắn tương đối lớn ở vùng bên ngoài. Vì thiên hà được nhìn gần như là trực diện nên các cấu trúc thanh chắn không thể có hiệu ứng phóng ra[2]. Với các bức ảnh chụp từ trái đất, ta không hề thấy cấu trúc đai cũng như kiểu mẫu xoắn ốc mà chỉ thấy hai nhánh xoắn ốc đối xứng nhau bắt đầu từ điểm cuối của thanh chắn thiên hà cơ bản. Những bức ảnh chụp được còn cho thấy được là có những vùng H II năm trong nhánh xoắn ốc[3].

Bên cạnh đó còn có một đường bụi xoắn ốc được nhìn thấy thông qua kính viễn vọng Hubble.[4]

Mô hình chuyển động học của tốc độ phân tán cho thấy rằng NGC 2681 có một lỗ đen siêu khối lượngkhối lượng của nó có thể lên đến 6×107 lần khối lượng mặt trời[1]. Từ trạm quan sát Chandra X-ray, NGC 2681 cho thấy 3 nguồn sao chỉ trong bên trong khu vực trung tâm thiên hà rộng 1 kiloparsec. Nhân thiên hà hoạt động của nó có độ sáng là 1.8 × 1038 erg/s, bằng 20% tổng độ sáng của vùng trung tâm.[5]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Đại Hùng và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 08h 53m 32.7s[6]

Độ nghiêng 51° 18′ 49″[6]

Giá trị dịch chuyển đỏ 692 ± 11 km/s[6]

Cấp sao biểu kiến 11,1

Kích thước biểu kiến 3′.6 × 3′.3[6]

Loại thiên hà (R')SAB(rs)0/a [6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Cappellari, Michele; Bertola, Francesco; Burstein, David; Buson, Lucio M.; Greggio, Laura; Renzini, Alvio (ngày 10 tháng 4 năm 2001). “The Cuspy Liner Nucleus of the S0/a Galaxy NGC 2681”. The Astrophysical Journal. 551 (1): 197–205. arXiv:astro-ph/0012425. Bibcode:2001ApJ...551..197C. doi:10.1086/320054.
  2. ^ Erwin, Peter; Sparke, Linda S. (ngày 10 tháng 8 năm 1999). “Triple Bars and Complex Central Structures in Disk Galaxies”. The Astrophysical Journal. 521 (1): L37–L40. arXiv:astro-ph/9906262. Bibcode:1999ApJ...521L..37E. doi:10.1086/312169.
  3. ^ Wozniak, H.; Friedli, D.; Martinet, L.; Martin, P.; Bratschi, P. (ngày 1 tháng 5 năm 1995). “Disc galaxies with multiple triaxial structures. I. BVRI and Halpha surface photometry” (PDF). Astronomy and Astrophysics Supplement Series. 111: 115. Bibcode:1995A&AS..111..115W. ISSN 0365-0138.
  4. ^ Fabricius, Maximilian H.; Saglia, Roberto P.; Fisher, David B.; Drory, Niv; Bender, Ralf; Hopp, Ulrich (ngày 1 tháng 1 năm 2012). “Kinematic Signatures of Bulges Correlate with Bulge Morphologies and Sérsic Index”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 754 (1): 67. arXiv:1204.5188. Bibcode:2012ApJ...754...67F. doi:10.1088/0004-637X/754/1/67. ISSN 0004-637X.
  5. ^ Flohic, Helene M. L. G.; Eracleous, Michael; Chartas, George; Shields, Joseph C.; Moran, Edward C. (ngày 10 tháng 8 năm 2006). “The Central Engines of 19 LINERs as Viewed by”. The Astrophysical Journal. 647 (1): 140–160. arXiv:astro-ph/0604487. Bibcode:2006ApJ...647..140F. doi:10.1086/505296.
  6. ^ a b c d e “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 2681. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]