Nghĩa trang Do Thái, Kielce

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cổng vào Nghĩa trang Do Thái ở Kielce

Nghĩa trang Do Thái Kielce (còn gọi là Nghĩa trang Pakosz) nằm ở quận Pakosz của Kielce, Ba Lan, tại các giao lộ của đường Pakosz Dolny và Kusocińskiego. Nó có diện tích 3,12 ha. Có khoảng 330 bia mộ được lưu giữ và bảo tồn bên trong nghĩa địa, trong đó có khoảng 150 ngôi mộ được sắp xếp như một tượng đài đá khắc. Nghĩa trang không mở của cho những người không có phận sự.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nghĩa trang được thành lập vào năm 1868 dựa trên thiết kế của kiến trúc sư Franciszek Ksawery Kowalski. Trong Thế chiến II, nghĩa trang bị tàn phá bởi Đức Quốc xã. Đó là một nơi thường xuyên diễn ra các cuộc hành quyết hàng loạt người Ba Lan và người Do Thái.[2] Đáng chú ý, vào ngày 23 tháng 5 năm 1943, cảnh sát bán quân sự Đức đã sát hại 45 trẻ em Do Thái ở đó, từ 15 tháng đến 15 tuổi.[3]

Vào năm 1946, nghĩa trang đã trở thành nơi chôn cất 40 nạn nhân Do Thái của cuộc tàn sát Kielce. Trong những năm sau đó, thi thể của các nạn nhân vụ thảm sát do người Đức Quốc xã gây ra trong khu tập trung Kielce trong cuộc tàn sát Holocaust ở Ba Lan đã được đưa ra từ bờ sông Silnica và được chuyển đến nghĩa trang. Năm 1965 nghĩa trang được tuyên bố là một di tích và đóng cửa để chôn cất thêm.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Virtual Shtetl (2016), Cmentarz żydowski w Kielcach. Lưu trữ 2016-08-14 tại Wayback Machine POLIN Museum of the History of Polish Jews (tiếng Ba Lan).
  2. ^ Marta Kubiszyn, Zofia Sochańska, Ariana G. Lee (2009–2015). “Kielce”. Virtual Shtetl. POLIN Museum of the History of Polish Jews. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ PAP (ngày 23 tháng 5 năm 2013). “70 rocznica zamordowania 45 dzieci żydowskich w Kielcach” (bằng tiếng Ba Lan). Portal historyczny Dzieje.pl. Polska Agencja Prasowa.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Burchard, Przemysław (1990). Pamiątki i zabytki kultury żydowskiej w Polsce [Artefacts of Jewish History in Poland]. Warsaw Publishing House. tr. 138–139.