Nguyễn Sum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Sum
Trường lớpĐại học Tổng hợp Hà Nội
Nổi tiếng vìGiải thưởng Tạ Quang Bửu 2017
Sự nghiệp khoa học
NgànhĐại số
Luận án
Người hướng dẫn luận án tiến sĩHuỳnh Mùi
Nguyễn Hữu Việt Hưng

Nguyễn Sum là một nhà toán học Việt Nam. Ông nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2017.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1961 ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.[1][2]

Ông tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Quy Nhơn năm 1983. Ông công tác tại Trường Đại học Quy Nhơn từ năm 1983 đến 2018. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1994. Năm 2005, ông được công nhận chức danh Phó giáo sư. Từ tháng 8 năm 2018 đến nay, ông công tác tại Trường Đại học Sài Gòn.[2]. Năm 2021, ông được công nhận chức danh Giáo sư.

Ông công bố hơn nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế về các chủ đề như lý thuyết bất biến modular, bài toán "hit" của Peterson (Peterson "hit" problem), và các ứng dụng trong lý thuyết đồng luân.[2]

Thành tích nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 2017, ông nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với công trình: On the Peterson hit problem, đăng trên tạp chí Advances in Mathematics năm 2015. Công trình của ông được ứng dụng để giải tường minh bài toán "hit" của Peterson đối với đại số đa thức 4 biến. Đây là cơ sở để chứng minh hoặc phủ định giả thuyết của William Singer về đồng cấu chuyển đại số thứ tư và xác định các biểu diễn modular của nhóm tuyến tính tổng quát hạng bốn trên trường nguyên tố .[3]
  • Năm 2018, ông là một trong hai người Việt Nam cùng với Giáo sư Phan Thanh Sơn Nam, được vinh danh trong danh sách 100 nhà khoa học châu Á của tạp chí Asian Scientist.[4][5]

Quan điểm[sửa | sửa mã nguồn]

- Nguyễn Sum, nói về những điều hai người thầy Nguyễn Hữu Việt Hưng và Huỳnh Mùi đã dạy mình.[6]

Xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Một số công trình tiêu biểu:

  • Sum, Nguyễn. “On the Peterson hit problem”. Advances in Mathematics, 274 (2015), 432–489.
  • Sum, Nguyễn. “The negative answer to Kameko's conjecture on the hit problem”. Advances in Mathematics, 225 (2010), no. 5, 2365–2390.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Duy Thanh (6 tháng 4 năm 2018). “Đường lên đỉnh cao khoa học của thầy dạy toán 'tỉnh lẻ' Nguyễn Sum”. Tuổi trẻ. Truy cập 13 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ a b c “PGS.TS Nguyễn Sum – Giải thưởng Tạ Quang Bửu”. Giải thưởng Tạ Quang Bửu. ngày 30 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ “Lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017”. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). ngày 19 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ Hà Ánh (5 tháng 4 năm 2018). “Chân dung 2 người Việt vào top 100 nhà khoa học châu Á”. Thanh Niên. Truy cập 13 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “The Asian Scientist 100 – 2018 Edition”. Asian Scientist Magazine. ngày 21 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ Thanh Tâm (17 tháng 5 năm 2017). “Thầy giáo từ chối chức hiệu trưởng để tập trung nghiên cứu Toán”. VnExpress. Truy cập 13 tháng 8 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]