Bước tới nội dung

Ngữ tộc Omo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ tộc Omo
Phân bố
địa lý
Ethiopia
Phân loại ngôn ngữ họcPhi-Á
  • Ngữ tộc Omo
Ngữ ngành con
ISO 639-5:omv
Glottolog:Không

Ngữ tộc Omo là một nhóm ngôn ngữ hiện diện ở miền tây nam Ethiopia. Chữ Ge'ez là hệ chữ viết của một số ngôn ngữ Omo, số khác được viết ra bằng chữ Latinh. Đây là những ngôn ngữ nặng tính chắp dính và có hệ thống thanh điệu phức tạp (ví dụ, trong tiếng Bench). Có tổng cộng chừng 6,2 triệu người nói các ngôn ngữ Omo. Ngữ tộc Omo được xếp vào ngữ hệ Phi-Á, dù một số học giả phản đối điều này. Ngữ tộc này lấy tên theo sông Omo ở nam Ethiopia.

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai nhánh Omo BắcNam được chấp nhánh. Điều khúc mắc là vị trí của nhóm ngôn ngữ Mao trong ngữ tộc Omo. Bender (2000) phân loại ngữ tộc Omo như sau:

Hayward (2003) tách nhóm Mao ra thành nhánh thứ ba của ngữ tộc Omo:

Blench (2006) đưa ra phân loại dè dặt hơn cả:[1]

Tiếng Bosha† hiện không được phân loại; Ethnologue liệt kê rằng nó là phương ngữ tiếng Kafa, nhưng ghi chú rằng nó có thể là ngôn ngữ riêng biệt.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ tộc Omo thường được nhìn nhận là nhánh ngôn ngữ Phi-Á khác biệt nhất. Vào thời kì đầu, Greenberg (1963) cho rằng nó là "nhánh Tây" của ngữ tộc Cushit. Fleming (1969) lập luận rằng nó nên được coi là một nhánh riêng rẽ (đã được Bender (1971) chứng minh). Hầu hết học giả chấp thuận điều này,[2] dù số ít vẫn giữ quan điểm nhóm Omo là nhánh Cushit Tây,[3] hay rằng chỉ ngữ chi Omo Nam là nhánh riêng, còn Omo Bắc thì vẫn nằm trong ngữ tộc Cushit. Blench (2006) lưu ý rằng ngữ tộc Omo chia sẻ phần từ vựng liên quan đến thu gom mật ong với phần còn lại của ngữ hệ Phi-Á, nhưng phần từ vựng về chăn thả bò thì lại không, cho thấy rằng ngữ tộc Omo đã tách ra khỏi phần còn lại hệ Phi-Á khi công việc mục súc chưa xuất hiện. Một số học giả nghi ngờ về việc ngữ tộc Omo liệu có phải thuộc ngữ hệ Phi-Á hay không,[4][5] Theil (2006) đề xuất rằng nhóm Omo nên được coi như một ngữ hệ riêng.[6] Tuy nhiên, theo quan điểm số đông, dựa trên bằng chứng hình thái học, thì việc ngữ tộc Omo thuộc ngữ hệ Phi-Á là điều khó bàn cãi.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blench, 2006. The Afro-Asiatic Languages: Classification and Reference List
  2. ^ Hayward (2000:85)
  3. ^ Lamberti (1991), Zaborksi (1986)
  4. ^ I. M. Diakonoff (1998) Journal of Semitic Studies 43:209: "Hẳn là sợi dây văn hóa giữa người nói ngôn ngữ Semit nguyên thủy và những nhánh châu Phi của siêu hệ Phi-Á đã bị cắt đứt từ thời rất xưa. Tuy nhiên, rõ ràng là cấu trúc ngữ pháp của [ngôn ngữ Semit chung] (nhất là ở động từ) lại gần gũi với của Berber-Libya Chung (CBL), cũng như với của Bedauye. (tiếng Bedauye, nhiều khả năng, là một nhánh riêng, tách biệt với phần còn lại của ngữ tộc Kushit.) Những đường đồng ngữ này lại rơi rụng dần giữa nhánh Semit và những ngôn ngữ Kushit (khác?). Chúng về cơ bản là mất tích giữa nhánh Semit và Omo, mà trước đây mang tên Kushit Tây, trên thực tế có lẽ còn chẳng thuộc ngữ hệ Phi-Á, giống như các ngôn ngữ Nubia và tiếng Meroe lân cận."
  5. ^ Newman (1980)
  6. ^ Rolf Theil (2006) Is Omotic Afro-Asiatic?.
  7. ^ Gerrit Dimmendaal (2008) "Language Ecology and Linguistic Diversity on the African Continent", in Language and Linguistics Compass 2/5:841: "Although its Afroasiatic affiliation has been disputed, the allocation of Omotic within this family is now well-established, based on the attestation of morphological properties that this family shares with other Afroasiatic branches."

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bender, M. Lionel. 2000. Comparative Morphology of the Omotic Languages. Munich: LINCOM.
  • Fleming, Harold. 1976. Omotic overview. In The Non-Semitic Languages of Ethiopia, ed. by M. Lionel Bender, pp. 299–323. East Lansing, MI: Michigan State University.
  • Newman, Paul. 1980. The classification of Chadic within Afroasiatic. Universitaire Pers Leiden.
  • Bender, M. L. 1975. Omotic: a new Afroasiatic language family. (University Museum Series, 3.) Carbondale, IL: Southern Illinois University.
  • Blench, Roger. 2006. Archaeology, Language, and the African Past. AltaMira Press
  • Hayward, Richard J., ed. 1990. Omotic Language Studies. London: School of Oriental and African Studies.
  • Hayward, Richard J. 2003. Omotic: the "empty quarter" of Afroasiatic linguistics. In Research in Afroasiatic Grammar II: selected papers from the fifth conference on Afroasiatic languages, Paris 2000, ed. by Jacqueline Lecarme, pp. 241–261. Amsterdam: John Benjamins.
  • Lamberti, Marcello. 1991. Cushitic and its classification.'Anthropos 86(4/6):552-561.
  • Zaborski, Andrzej. 1986. Can Omotic be reclassified as West Cushitic? In Gideon Goldenberg, ed., Ethiopian Studies: Proceedings of the 6th International Conference pp. 525–530. Rotterdam: Balkema.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]