Những người Bảo vệ Tuyến đầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders)
Thành lập2001
LoạiTổ chức không vụ lợi
NGO
Vị trí
Dịch vụBảo vệ nhân quyền
Trang webhttps://www.frontlinedefenders.org/en

Những người Bảo vệ Tuyến đầu, hay còn gọi là Tổ chức Quốc tế Bảo vệ những Người bảo vệ Nhân quyền, là một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Ireland. Nó được thành lập ở Dublin, Ireland năm 2001 để bảo vệ những người làm việc không bạo lực để bênh vựcnhân quyền của người khác như được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức này được thành lập bởi Mary Lawlor, cựu giám đốc của Bộ phận Tổ chức Ân xá Quốc tế Ailen với khoản quyên góp 3 triệu đô la Mỹ từ doanh nhân và nhà từ thiện Denis O'Brien. Những người Bảo vệ Tuyến đầu có địa vị tư vấn đặc biệt với Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc, và có địa vị quan sát viên với Ủy ban Châu Phi về Nhân quyền và Quyền người dân.

Năm 2006, Những người Bảo vệ Tuyến đầu thành lập một văn phòng Liên minh châu Âu tại Brussels.

Những người bảo vệ tiền tuyến đã nhận được Giải thưởng Phát triển Quốc tế King Baudouin năm 2007 và Giải Nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào năm 2018. Vào ngày 3 tháng 7 năm 2014, Lawlor đã được Đại sứ Pháp tại Ireland, Ông Jean-Pierre Thebault, thay mặt chính phủ Pháp, trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh.

Mục tiêu chung của Những người Bảo vệ Tuyến đầu là cho phép những người bảo vệ nhân quyền, với tư cách là tác nhân chính của việc thay đổi xã hội, tiếp tục công việc của họ mà không có nguy cơ bị quấy rối, đe dọa hoặc bắt giữ.

Công việc đáng chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 10 năm 2021, Những người Bảo vệ Tuyến đầu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nhiều công dân Palestine thuộc các nhóm nhân quyền bị Israel đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã bị theo dõi bởi phần mềm gián điệp của Công ty Công nghệ Israel, Tập đoàn NSO. [1][2]

Front Line Defenders Award for Human Rights Defenders at Risk[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, giải thưởng này (cho những người bảo vê nhân quyền gặp nguy cơ) được thành lập, theo trang web của tổ chức này, nóđược trao cho một người bảo vệ nhân quyền, "người thông qua công việc phi bạo lực, can đảm đóng góp xuất sắc cho việc cổ võ và bảo vệ nhân quyền của người khác, thường phải chịu rủi ro cho chính bản thân mình ". Giải thưởng mang lại sự chú ý quốc tế về chính nghĩa của người nhận, với giải thưởng tiền mặt là 15.000 €. [3]

Những người nhận giải thưởng này kể từ khi thành lập như sau: [4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kingsley, Patrick; Bergman, Ronen (8 tháng 11 năm 2021). “Palestinians Were Targeted by Israeli Firm's Spyware, Experts Say”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Srivastava, Mehul (8 tháng 11 năm 2021). “EU-funded West Bank activists hacked by Pegasus spyware, says rights group”. Financial Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Nomination opens for the 2016 Front Line Defenders Award Lưu trữ 2017-10-19 tại Wayback Machine, Awid.org, 20 January 2016
  4. ^ “The Front Line Defenders Award for Human Rights Defenders at Risk”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) Front Line Defenders.
  5. ^ Thoolen, Hans (12 September 2015). 2015 Front Line Defenders Award to Chinese Guo Feixiong (Yang Maodong) Hans Thoolen on Human Rights Defenders. Retrieved 12 March 2016.
  6. ^ (tiếng Tây Ban Nha) La activista hondureña Ana Mirian Romero recibe premio "Front Line Defenders", Efe.com, 10 June 2016
  7. ^ Sorcha Pollak, Crimean Tatar lawyer honoured at Dublin ceremony, Irishtimes.com, 26 May 2017
  8. ^ 2019. Shinta Ratri strives to give trans children a better future. Jakarta Post.
  9. ^ “Volha Harbunova of Belarus receives Front Line Defenders Award”. Front Line Defenders. 9 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]