Ondansetron

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ondansetron
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiZofran, Ondisolv, tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa601209
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: B1
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người)
Dược đồ sử dụngđường miệng, trực tràng, IV, IM
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng~60%
Liên kết protein huyết tương70%-76%
Chuyển hóa dược phẩmGan (CYP3A4, CYP1A2, CYP2D6)
Chu kỳ bán rã sinh học5.7 giờ
Bài tiếtThận
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEMBL
ECHA InfoCard100.110.918
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC18H19N3O
Khối lượng phân tử293.4 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Ondansetron, được bán trên thị trường dưới thương mại là Zofran, là một loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa buồn nônnôn do hóa trị ung thư, xạ trị hoặc phẫu thuật.[1] Thuốc này cũng hữu ích điều trị viêm dạ dày-ruột.[2][3] Chúng có ít tác dụng với trường hợp nôn do say tàu xe.[4] Thuốc này có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng, hoặc tiêm vào cơ bắp hoặc vào tĩnh mạch.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, buồn ngủ và ngứa.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm kéo dài thời gian QT (liên quan đến nhịp tim) và phản ứng dị ứng nghiêm trọng.[1] Chúng dường như an toàn trong thai kỳ nhưng nhóm đối tượng này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ.[1] Đây là một chất đối kháng thụ thể serotonin 5-HT3.[1] Chúng không có bất kỳ tác dụng nào đối với thụ thể dopamine hoặc thụ thể muscarinic.[5]

Ondansetron lần đầu tiên được sử dụng y tế vào năm 1990.[6] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn của dạng tiêm ở các nước đang phát triển là khoảng US $ 0,10 đến US $ 0,76 cho mỗi liều.[8] Tại Hoa Kỳ, chi phí khoảng 1,37 đô la Mỹ cho viên.[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h “Ondansetron Hydrochloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2017.
  2. ^ Schnadower, D; Finkelstein, Y; Freedman, SB (tháng 1 năm 2015). “Ondansetron and probiotics in the management of pediatric acute gastroenteritis in developed countries”. Current Opinion in Gastroenterology. 31 (1): 1–6. doi:10.1097/mog.0000000000000132. PMID 25333367.
  3. ^ Freedman, SB; Ali, S; Oleszczuk, M; Gouin, S; Hartling, L (tháng 7 năm 2013). “Treatment of acute gastroenteritis in children: an overview of systematic reviews of interventions commonly used in developed countries”. Evidence-based Child Health: A Cochrane Review Journal. 8 (4): 1123–37. doi:10.1002/ebch.1932. PMID 23877938.
  4. ^ Sutton, M; Mounsey, AL; Russell, RG (ngày 15 tháng 7 năm 2012). “FPIN's Clinical Inquiries. Treatment of motion sickness”. American Family Physician. 86 (2): 192–5. PMID 22962932.
  5. ^ Miloro, ed. by Michael (2012). Peterson's principles of oral and maxillofacial surgery (ấn bản 3). Shelton, CT: People's Medical Pub. House-USA. tr. 86. ISBN 978-1-60795-111-7. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2016.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Sneader, Walter (2005). Drug discovery: a history . Chichester: Wiley. tr. 217. ISBN 978-0-471-89979-2. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Ondansetron”. International Drug Price Indicator Guide. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2016.