Pakicetus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pakicetus
Thời điểm hóa thạch: Tiền Eocen, 52–48 triệu năm trước đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Cetacea
Phân bộ (subordo)Archaeoceti
Họ (familia)Pakicetidae
Chi (genus)Pakicetus
Gingerich & Russell 1981
Loài điển hình
Pakicetus inachus
Gingerich & Russell 1981
Các loài
Bộ xương của Pakicetus

Pakicetus là một chi động vật đã tuyệt chủng thuộc bộ Cá voi (Cetacea), tìm thấy trong các lớp đá thuộc Tiền Eocen (55,8 ± 0,2 - 33,9 ± 0,1 triệu năm trước ở Pakistan, vì thế mà có tên gọi khoa học này. Các địa tầng nơi các hóa thạch được tìm thấy khi đó là một phần của vùng duyên hải biển Tethys.

Hóa thạch đầu tiên, một hộp sọ đơn lẻ, được cho là của một loài Mesonychia, nhưng Gingerich và Russell[1] lại công nhận nó như là một dạng cá voi tiền sử do các đặc trưng của tai trong chỉ được tìm thấy ở các dạng cá voi: túi thính giác lớn chỉ được hình thành từ xương tai giữa. Điều này gợi ý rằng nó là loài chuyển tiếp giữa các động vật có vú sống trên đất liền đã tuyệt chủng và các dạng cá voi hiện đại.

Các bộ xương hoàn hảo được phát hiện năm 2001, bộc lộ ra rằng Pakicetus là động vật chủ yếu sống trên đất liền, với kích thước cỡ con sói, và hình dáng rất giống với các loài Mesonychia có quan hệ họ hàng[2].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ P. D. Gingerich & D. E. Russell (1981). “Pakicetus inachus, a new archaeocete (Mammalia, Cetacea) from the early-middle Eocene Kuldana Formation of Kohat (Pakistan)”. Univ. Mich. Contr. Mus. Paleont. 25: 235–246.
  2. ^ J. G. M. Thewissen, E. M. Williams, L. J. Roe and S. T. Hussain (2001). “Skeletons of terrestrial cetaceans and the relationship of whales to artiodactyls”. Nature. 413: 277–281. doi:10.1038/35095005.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)