Phòng thủ Sicilia
Phòng thủ Sicilia (hay phòng thủ Xixilia) là một khai cuộc cờ vua bắt đầu với các nước đi sau:
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nước đi | 1.e4 c5 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
ECO | B20–B99 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn gốc | Giulio Cesare Polerio, 1594 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đặt theo tên | Sicily | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Một dạng của | Khai cuộc Tốt cánh Vua |
Phòng thủ Sicilia là câu trả lời tốt nhất và hiệu quả nhất cho nước đi đầu tiên 1.e4 của Trắng. 1.d4 là nước đi có thống kê số ván thắng nhiều hơn cho trắng do tỷ lệ thành công cao của phòng thủ Sicilia khi Trắng đi 1.e4.[1] New In Chess nêu trong cuốn niên giám 2000 Yearbook: theo thống kê các ván cờ được lưu trong cơ sở dữ liệu, Trắng thắng 56,1% trong 296.200 ván cờ bắt đầu với 1.d4, nhưng chỉ thắng 54,1% trong 349.855 ván cờ bắt đầu bằng 1.e4, chủ yếu là do phòng thủ Sicilia đã giảm tỷ lệ thắng của Trắng xuống còn 52,3% trong 145.996 ván.[2]
17% của tất cả các ván cờ giữa các đại kiện tướng, và 25% số ván đấu trong các cơ sở dữ liệu Chess Informant bắt đầu bằng phòng thủ Sicilia.[3] Gần 1/4 tổng số ván cờ sử dụng phòng thủ Sicilia.[4]
Đại kiện tướng John Nunn giải thích sự phổ biến của phòng thủ Sicilia vì "bản chất hiếu chiến của nó; trong nhiều phương án Đen không chỉ nỗ lực cân bằng ván cờ, mà còn cố giành lợi thế. Nhược điểm là Trắng thường giành chủ động sớm, vì vậy Đen phải cẩn thận để không bị một cuộc tấn công nhanh chóng của Trắng kết thúc ván cờ."[5] Đại kiện tướng Jonathan Rowson đã lý giải tại sao Sicilia là cách thành công nhất để chống lại 1.e4, mặc dù 1... c5 không phát triển quân nào, và quân tốt tại c5 chỉ kiểm soát d4 và b4.[6]
Các ghi chú ghi lại sớm nhất về phòng thủ Sicilia bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 với các ván cờ của kỳ thủ người Ý Giulio Polerio và Gioachino Greco.[7][8]
Đánh giá tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Với việc tiến Tốt c lên hai ô, Đen đòi quyền kiểm soát ô d4 và bắt đầu cuộc chiến tranh giành khu trung tâm. Câu trả lời phổ biến thứ hai cho 1.e4, nước 1...e5 cũng có đặc điểm tương tự. Tuy nhiên, không như 1...e5, 1...c5 phá vỡ tính cân xứng của thế cờ, điều này ảnh hưởng lớn đến những toan tính và hành động sau này của hai bên. Trắng với việc tiến Tốt cánh Vua có xu hướng tấn công bên cánh đó. Ngoài ra, khác với các nước như 1...e5, 1...g6, hay 1...Mc6; 1...c5 ít giúp ích cho việc phát triển của Đen bởi nước đi này không phát triển quân nhẹ hay chuẩn bị cho điều đó. Trong rất nhiều phương án của phòng thủ Sicilia, Đen phải đi thêm một số nước Tốt khác trong khai cuộc (ví dụ như...d6,...e6,...a6, và...b5) và hệ quả là Trắng thường trội hơn đáng kể về phát triển và nắm trong tay những cơ hội tấn công nguy hiểm.
Về phía bên Đen, việc tiến Tốt cánh Hậu giúp họ có được lợi thế không gian và cung cấp nền tảng cho các chiến dịch bên cánh đó trong tương lai. Thường thì quân Tốt c5 của Đen sẽ được đổi lấy Tốt d4 của Trắng trong giai đoạn đầu ván đấu, giúp Đen hơn số lượng Tốt trung tâm. Việc đổi Tốt còn giúp mở cột c cho Đen và họ có thể chuyển Xe hoặc Hậu đến cột đó để hỗ trợ cuộc phản công bên cánh Hậu.
Sicilia mở (Open Sicilian): 2.Mf3 và 3.d4
[sửa | sửa mã nguồn]Trên 75% số ván đấu bắt đầu bằng 1.e4 c5 tiếp tục với 2.Mf3. Lúc này Đen có ba lựa chọn chính: 2...d6, 2...Mc6, và 2...e6. Các diễn biến mà trong đó Trắng chơi 3.d4 được gọi chung là Sicilia mở (Open Sicilian) và thường dẫn tới những thế trận cực kỳ phức tạp. Trắng có ưu thế về phát triển và không gian cánh Vua, tiền đề để họ có thể tiến hành tấn công bên cánh này. Bù lại, sau khi đổi Tốt c lấy Tốt d của Trắng, Đen hơn số lượng Tốt trung tâm và có cột c mở, yếu tố giúp phát động phản công bên cánh Hậu.
2...d6 3.d4 cxd4 4.Mxd4 Mf6 5.Mc3
[sửa | sửa mã nguồn]a | b | c | d | e | f | g | h | ||
8 | 8 | ||||||||
7 | 7 | ||||||||
6 | 6 | ||||||||
5 | 5 | ||||||||
4 | 4 | ||||||||
3 | 3 | ||||||||
2 | 2 | ||||||||
1 | 1 | ||||||||
a | b | c | d | e | f | g | h |
Sau 2.Mf3, nước đi phổ biến nhất của Đen là 2...d6, chuẩn bị cho...Mf6 tấn công Tốt e mà không lo Trắng thúc Tốt này lên e5 tấn công lại Mã. Ván đấu thường tiếp tục: 3.d4 cxd4 4.Mxd4 Mf6 5.Mc3, hay đôi khi là 3...Mf6 4.Mc3 cxd4 5.Mxd4 cho ra kết quả tương tự. Tiếp theo Đen có thể chọn một trong bốn phương án lớn sau, xếp theo mức độ phổ biến giảm dần: Najdorf (5...a6), Dragon (Con rồng) (5...g6), Classical (Cổ điển) (5..Mc6), và Scheveningen (5...e6). Các biến Tấn công Venice (5...e5 6.Tb5+) và Phương án Kupreichik (5...Td7) ít được dùng. 5...e5 đôi khi còn bị xem là một nước có phần lỗi. 5...Td7 thì ván đấu có thể chuyển đổi thành một trong những phương án phổ biến hơn như cổ điển hoặc con rồng, tuy nhiên nước này còn dẫn tới nhiều phương án riêng khác.
Có một số cách cho cả hai để làm chệch ván đấu khỏi những diễn biến quen thuộc trên. Sau 3...cxd4, Trắng thi thoảng chơi 4.Hxd4, phương án Chekhover, dự định sau khi 4...Mc6 sẽ 5.Tb5 Td7 6.Txc6. Trắng hy vọng ưu thế phát triển sẽ bù đắp cho việc đối phương sở hữu cặp Tượng. Đen có thể tránh bằng 3...Mf6 4.Mc3 cxd4 5.Mxd4 quay về những diễn biến chính. Tuy nhiên, Trắng có lựa chọn 4.dxc5!?, khi đó Đen có thể tiếp tục với 4...Mxe4 hoặc 4...Ha5+. Một phương án ngoài lề lạ thường khác là 3...cxd4 4.Mxd4 Mf6 5.f3!?, Phương án Prins, giữ lại khả năng chơi c4 để tạo thành cấu trúc Maróczy Bind.
Phương án Najdorf: 5...a6
[sửa | sửa mã nguồn]a | b | c | d | e | f | g | h | ||
8 | 8 | ||||||||
7 | 7 | ||||||||
6 | 6 | ||||||||
5 | 5 | ||||||||
4 | 4 | ||||||||
3 | 3 | ||||||||
2 | 2 | ||||||||
1 | 1 | ||||||||
a | b | c | d | e | f | g | h |
Phương án Najdorf là cách chơi được ưa chuộng nhất trong phòng thủ Sicilia. Ý đồ của nước 5...a6 là để chuẩn bị...e5 ở nước tiếp theo nhằm tranh giành trung tâm. Nếu Đen không chơi...a6 mà ngay lập tức 5...e5?!, Trắng sẽ 6.Tb5+ buộc Đen phải 6...Td7 hoặc 6...Mbd7. 6...Td7 tạo điều kiện cho Trắng đổi Tượng và sau đó ô d5 trở nên rất yếu. 6...Mbd7 sẽ gặp phải 7.Mf5, lúc này Đen chỉ có thể giữ Tốt d bằng những nước bất tiện 7...a6 8.Txd7+ Hxd7. Trắng có ưu thế trong cả hai trường hợp.
Thế nên, bằng 5...a6, Đen ngăn chặn nước chiếu ở b5 để có thể chơi...e5 ở nước tiếp theo. Xét tổng quan, 5...a6 còn ngăn không cho Mã Trắng tiến tới ô b5 và chuẩn bị cho nước...b5 tạo ra một cuộc chơi bên cánh Hậu. Kế hoạch 5...a6 rồi...e5 là cách tiếp cận truyền thống của Đen trong phương án Najdorf. Sau này, Garry Kasparov đã nảy sinh ý tưởng 5...a6 để chơi...e6 chứ không phải...e5. Quan điểm của Kasparov là nếu ngay lập tức 5...e6 (Phương án Scheveningen) sẽ cho phép đối phương 6.g4, cách đối phó phương án Scheveningen lợi hại nhất. Chơi 5...a6 trước có tác dụng ngăn chặn g4 và chờ đợi xem đối phương đi nước gì thay thế. Thường thì ván đấu rốt cuộc sẽ chuyển về phương án Scheveningen.
Hiện nay, nước phổ biến nhất cho Trắng chống lại Najdorf là 6.Te3. Cách chơi này gọi là Tấn công Anh vì nó trở nên phổ biến trong thập niên 1980 nhờ các đại kiện tướng người Anh Murray Chandler, John Nunn và Nigel Short. Ý tưởng của Trắng là f3, Hd2, g4 và 0-0-0, thứ tự có thể khác nhau. Các cách đối phó cho Đen là 6...e6, 6...e5 hoặc 6...Mg4. Đôi khi, thay vì 6.Te3, Trắng bắt đầu bằng 6.f3 để ngăn nước...Mg4, nhưng như thế tạo điều kiện cho Đen chơi 6...Hb6! Ý đồ tấn công liên quan cho Trắng: 6.Te3 e6 7.g4 được gọi là Tấn công Hungary hay Tấn công Perenyi.
Trước đây, 6.Tg5 e6 7.f4 là diễn biến chính của phương án Najdorf. Lúc này Trắng đe dọa 8.e5, tấn công quân Mã bị giằng. Đen có thể đơn giản ứng phó bằng 7...Te7, tháo giằng và tiếp theo Trắng thường chơi 8.Hf3 và 9.0-0-0. Một số lựa chọn khác cho Đen ví dụ như 7...Hb6 dẫn tới một biến gọi là Poisoned Pawn (Tốt độc), trở nên phổ biến nhờ Fischer; và 7...b5, phương án Polugaevsky có nét chiến thuật 8.e5 dxe5 9.fxe5 Hc7! 10.exf6 He5+, Trắng ăn lại Tượng sau khi để mất Mã.
Ở nước thứ 6, Trắng có những sự lựa chọn khác. 6.Te2 chuẩn bị nhập thành ngắn, nước nhẹ nhàng hơn 6.Te3 và 6.Tg5. Efim Geller là người đề xướng nước đi này, sau đó Đen có thể tiếp tục chơi Najdorf với 6...e5 hoặc chuyển sang Scheveningen với 6...e6. Các nước khác cho Trắng chọn lựa là 6.f4, 6.Tc4 (Tấn công Fischer–Sozin), 6.g3, và 6.h3, (Tấn công Adams, đặt theo tên của Weaver Adams), nước Fischer từng chơi vài lần.
Phương án con rồng: 5...g6
[sửa | sửa mã nguồn]a | b | c | d | e | f | g | h | ||
8 | 8 | ||||||||
7 | 7 | ||||||||
6 | 6 | ||||||||
5 | 5 | ||||||||
4 | 4 | ||||||||
3 | 3 | ||||||||
2 | 2 | ||||||||
1 | 1 | ||||||||
a | b | c | d | e | f | g | h |
Trong phương án con rồng, Đen fianchetto Tượng lên đường chéo h8–a1. Fyodor Dus-Chotimirsky là người đặt tên cho phương án này vào năm 1901. Ông đã nhận ra nét tương đồng giữa cấu trúc Tốt cánh Vua của Đen (các quân Tốt ở d6, e7, f7, g6 và h7) và những ngôi sao của chòm sao Thiên Long.[9] Cách đối phó lợi hại nhất cho Trắng là Tấn công Yugoslav: 6.Te3 Tg7 7.f3 0-0 8.Hd2 Mc6 9.0-0-0/Tc4. Với việc hai bên nhập thành khác phía và ván đấu biến thành một cuộc đua tấn công: Trắng cánh Vua còn Đen cánh Hậu, Tấn công Yugoslav thường dẫn tới những thế trận cực kỳ sắc nét và vô cùng phức tạp.
Phương án cổ điển: 5...Mc6
[sửa | sửa mã nguồn]a | b | c | d | e | f | g | h | ||
8 | 8 | ||||||||
7 | 7 | ||||||||
6 | 6 | ||||||||
5 | 5 | ||||||||
4 | 4 | ||||||||
3 | 3 | ||||||||
2 | 2 | ||||||||
1 | 1 | ||||||||
a | b | c | d | e | f | g | h |
Có hai trình tự nước đi có thể dẫn tới phương án này: 1.e4 c5 2.Mf3 d6 3.d4 cxd4 4.Mxd4 Mf6 5.Mc3 Mc6 và 1.e4 c5 2.Mf3 Mc6 3.d4 cxd4 4.Mxd4 Mf6 5.Mc3 d6. Đen đơn giản đưa Mã đến những vị trí cơ bản nhất và trì hoãn đôi chút việc phát triển Tượng cánh Vua.
Câu trả lời phổ biến nhất của Trắng là 6.Tg5, Tấn công Richter–Rauzer (mã ECO B60 và tiếp theo). Nước 6.Tg5 là phát minh của Kurt Richter, đe dọa làm chồng Tốt đối phương sau khi Txf6 và ngăn ngừa biến con rồng do 6...g6 không còn có thể đi. Sau nước 6...e6, Vsevolod Rauzer đã giới thiệu kế hoạch hiện đại Hd2 và 0-0-0 trong thập niên 1930. Áp lực của Trắng lên Tốt d6 thường buộc Đen phải đáp trả nước Txf6 bằng...gxf6, ăn lại Tượng bằng Tốt chứ không phải bằng quân mà còn đang bảo vệ Tốt d (ví dụ như Hậu ở d8)....gxf6 làm suy yếu cấu trúc Tốt cánh Vua, nhưng bù lại Đen có cặp Tượng, trung tâm được tăng cường thêm Tốt; dù vậy những lợi điểm này là không dễ để khai thác.
Sự lựa chọn khác cho Trắng là 6.Tc4 ("Sozin", mã ECO B57), đưa Tượng đến một vị trí tấn công. Đen thường chơi 6...e6 để hạn chế năng lực của Tượng, tuy nhiên Trắng có thể tiến tới gây áp lực lên Tốt e6 bằng nước f5. Trắng có thể nhập thành cánh Vua với 7.Tb3 a6 8.0-0 (Tấn công Fischer–Sozin, đặt theo tên Bobby Fischer và kiện tướng người Nga Veniamin Sozin, người phát minh ra phương án này trong thập niên 1930), hoặc cánh Hậu với 7.Te3 Te7 (hoặc 7...a6) 8.He2 và 9.0-0-0 (Tấn công Velimirović). Thay vì 6...e6, Đen cũng có thể thử nước đi của Benko: 6...Hb6 buộc Trắng đưa ra quyết định với Mã d4. Cách chơi này thường dẫn tới những thế trận bình ổn hơn các phương án có tính lý thuyết cao và rất sắc nét như Sozin và Velimirovic.
6.Te2 là diễn biến "cổ điển" (mã ECO B58). Những nước cho Đen chọn lựa là 6...e5, 6...e6 chuyển sang phương án Scheveningen, và 6...g6 chuyển sang phương án cổ điển của phương án con rồng. Với nước...e5, 7.Mf3 thường tiếp tục...h6 8.O-O Te7 9.Xe1; 7.Mb3 là phương án Boleslavsky (mã ECO B59).
Các nước khác mà Trắng có thể cân nhắc là 6.Te3, 6.f3, và 6.g3.
Phương án Scheveningen: 5...e6
[sửa | sửa mã nguồn]a | b | c | d | e | f | g | h | ||
8 | 8 | ||||||||
7 | 7 | ||||||||
6 | 6 | ||||||||
5 | 5 | ||||||||
4 | 4 | ||||||||
3 | 3 | ||||||||
2 | 2 | ||||||||
1 | 1 | ||||||||
a | b | c | d | e | f | g | h |
Trong phương án Scheveningen, Đen tạm bằng lòng với một "trung tâm nhỏ" (các Tốt ở d6 và e6) và chuẩn bị nhập thành ngắn. Quan sát hình thế này, Paul Keres đã giới thiệu nước 6.g4 vào năm 1943, Tấn công Keres. Ý đồ của Trắng là g5 đuổi Mã Đen khỏi ô f6. Nếu Đen ngăn chặn bằng 6...h6, câu trả lời phố biến nhất, Trắng có ưu thế không gian bên cánh Vua khiến Đen e dè trong việc nhập thành cánh này và sau đó có thể chơi Tg2. Nếu Trắng cảm thấy "chưa đủ trình độ" để theo cách chơi không đơn giản này, họ có thể chọn nước thay thế 6.Te2, diễn biến điển hình là 6...a6 (thế cờ này có thể đạt được từ phương án Najdorf qua các nước 5...a6 6.Te2 e6) 7.0-0 Te7 8.f4 0-0. 6.Te3 và 6.f4 cũng phổ biến.
Mặc dù lý thuyết cho rằng Đen có thể giữ được thế cân bằng trong Tấn công Keres, các kỳ thủ ngày nay thường thích tránh biến này hơn bằng cách chơi 5...a6 trước, một ý tưởng trở nên phổ biến nhờ Kasparov. Tuy nhiên nếu Trắng nhất quyết chơi g4, họ có thể chuẩn bị đối phó 5...a6 bằng 6.h3 (như Fischer thi thoảng chơi) hoặc 6.Xg1.
2...Mc6 3.d4 cxd4 4.Mxd4
[sửa | sửa mã nguồn]a | b | c | d | e | f | g | h | ||
8 | 8 | ||||||||
7 | 7 | ||||||||
6 | 6 | ||||||||
5 | 5 | ||||||||
4 | 4 | ||||||||
3 | 3 | ||||||||
2 | 2 | ||||||||
1 | 1 | ||||||||
a | b | c | d | e | f | g | h |
2...Mc6 là một nước phát triển quân bình thường và để chuẩn bị...Mf6 (giống như 2...d6, Đen ngăn không cho Trắng chơi e5). Sau khi 3.d4 cxd4 4.Mxd4, nước thường gặp nhất của Đen là 4...Mf6. Các nước đi quan trọng khác là 4...e6 (chuyển sang Phương án Taimanov), 4...g6 (biến Accelerated Dragon) và 4...e5 (Phương án Kalashnikov). Các nước ít gặp bao gồm 4...Hc7, nước mà sau này có thể chuyển về phương án Taimanov, 4...Hb6, Phương án Grivas, và 4...d6.
Sau nước 4...Mf6, Trắng thường đối phó bằng 5.Mc3. Đen có thể chơi 5...d6, chuyển sang Phương án cổ điển; 5...e5, Phương án Sveshnikov; hoặc 5...e6, chuyển sang Phương án bốn Mã.
Phương án Sveshnikov: 4...Mf6 5.Mc3 e5
[sửa | sửa mã nguồn]a | b | c | d | e | f | g | h | ||
8 | 8 | ||||||||
7 | 7 | ||||||||
6 | 6 | ||||||||
5 | 5 | ||||||||
4 | 4 | ||||||||
3 | 3 | ||||||||
2 | 2 | ||||||||
1 | 1 | ||||||||
a | b | c | d | e | f | g | h |
Evgeny Sveshnikov và Gennadi Timoshchenko là những người tiên phong phương án này vào thập niên 1970. Trước đó, nó được gọi là phương án Lasker–Pelikan. Emanuel Lasker đã chơi phương án này một lần trong trận tranh ngôi vô địch thế giới với Carl Schlechter và Jorge Pelikan cũng từng áp dụng vài lần trong thập niên 1950, nhưng cách xử lý của Sveshnikov mới là mấu chốt cho sự trở lại của nó. 5...e5 dường như lỗi khi nước đi này để lại cho Đen quân Tốt d lạc hậu và ô d5 yếu. Còn nữa, Đen sẽ phải chấp nhận Tốt chồng ở cột f trong diễn biến chính. Khai cuộc này đã trở nên phổ biến khi Sveshnikov trông thấy tiềm năng cho Đen vào thập niên 1970 và 1980. Ngày nay nó là hết sức phổ biến cả ở cấp độ đại kiện tướng cũng như không chuyên. Cách chơi này được đánh giá rất cao, mặc dù Đen vẫn gặp rắc rối ở một số diễn biến. Sau 5...e5, diễn biến chính như sau:
6. Mdb5
- Nước lý thuyết rất quan trọng, đe dọa Md6+. Tất cả những nước khác đều giúp Đen dễ dàng cân bằng cờ. 6.Mxc6 thì Đen thường sẽ 6...bxc6 và có ưu thế Tốt trung tâm; hay kể cả 6...dxc6 7.Hxd8+ Vxd8 cũng đủ để đạt thế cân bằng.[10] 6.Mb3 và 6.Mf3 sẽ gặp phải 6...Tb4, đe dọa ăn hơn Tốt e4.[11] 6.Mf5 cho phép đối phương 6...d5! 7.exd5 Txf5 8.dxc6 bxc6 9.Hf3 Hd7.[12] 6.Mde2 thì Đen sẽ 6...Tc5 hoặc 6...Tb4.[13]
6...d6
- Đen không chấp nhận 7.Md6+ Txd6 8.Hxd6, Trắng có lợi thế cặp Tượng.
7. Tg5
- Trắng sẵn sàng loại trừ Mã Đen ở f6, làm yếu thêm năng lực kiểm soát ô d5 của Đen. Một cách chơi khác ít phổ biến hơn là 7.Md5 Mxd5 8.exd5 Mb8 (hoặc 8...Me7), Trắng cố gắng khai thác số đông Tốt cánh Hậu, trong khi Đen tìm đường phản công bên cánh Vua.
7...a6
- Đen ép Mã Trắng quay về a3.
8. Ma3
- Chơi 8.Txf6 ngay buộc 8...gxf6 thì sau khi 9.Ma3 Đen có thể chuyển về diễn biến chính với 9...b5 hoặc làm chệch hướng với 9...f5!?
8...b5!
- 8...b5 là một sự cách tân của Sveshnikov, kiểm soát ô c4 và đe dọa...b4 chĩa đôi hai Mã của Trắng. Trước kia, Đen chơi 8...Te6 (Phương án Bird) cho phép Mã a3 quay lại cuộc chơi với 9.Mc4. Toàn bộ phương án cho đến 8...b5 được gọi là phương án Chelyabinsk. Một trình tự nước đi khác cũng dẫn tới được phương án này: 1.e4 c5 2.Mf3 e6 3.d4 cxd4 4.Mxd4 Mf6 5.Mc3 Mc6 6.Mdb5 d6 7.Tf4 e5 8.Tg5 a6 9.Ma3 b5, nhiều hơn một nước.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
- ^ Rowson, Jonathan (2005). Chess for Zebras: Thinking Differently About Black and White. Gambit Publications. tr. 243. ISBN 1-901983-85-4.
- ^ Sosonko, Gennady; Paul van der Sterren (2000). New In Chess Yearbook 55. Interchess BV. tr. 227. ISBN 90-5691-069-8.
- ^ Watson, John (tháng 10 năm 2006). Mastering the Chess Openings: Unlocking the Mysteries of the Modern Chess Openings, Volume 1. Gambit Publications. tr. 175. ISBN 1-904600-60-3.
- ^ John Emms, Starting Out: The Sicilian, 2nd ed., p. 5
- ^ Nunn, John (tháng 2 năm 2001). Understanding Chess Move by Move. Gambit Publications. tr. 57. ISBN 1-901983-41-2.
- ^ Rowson, Jonathan (2005). Chess for Zebras: Thinking Differently About Black and White. Gambit Publications. tr. 243. ISBN 1-901983-85-4.
- ^ De Firmian, Nick (2008). Modern Chess Openings: MCO-15. Random House Puzzles & Games. tr. 244. ISBN 0-8129-3084-3.
- ^ Ristoja, Thomas; Aulikki Ristoja (1995). Perusteet. Shakki (bằng tiếng Phần Lan). WSOY. tr. 63. ISBN 951-0-20505-2.
- ^ Gufeld, Eduard (tháng 6 năm 1998). Secrets of the Sicilian Dragon. Cardoza Publishing. ISBN 0-940685-92-2.
- ^ Atanas Kolev và Trajko Nedev, The Easiest Sicilian, Chess Stars (Bulgaria), 2008, pp. 203–05. ISBN 978-954-8782-66-1.
- ^ Kolev & Nedev, pp. 205–09.
- ^ Kolev & Nedev, pp. 211–13.
- ^ Kolev & Nedev, pp. 209–10.