Phấn rôm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phấn rôm của Johnson & Johnson
Hộp bạc kiểu truyền thống đựng phấn kèm miếng mút ở Nam Ấn
Dùng phấn rôm sau khi thay tã hoặc tắm cho trẻ

Phấn rôm (tiếng Anh: baby powder) là một loại phấn vệ sinh dạng bột mịn dành cho trẻ nhỏ, có tác dụng làm săn da, tránh tình trạng hăm tã. Phấn có thành phần chính là bột talc hoặc tinh bột ngô kèm huơng nước hoa. Ngoài sử dụng cho trẻ em, phấn cũng được dùng trong ngành mỹ phẩm, làm dầu gội đầu khô hoặc chất tẩy, xịt phòng.[1]

Sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Phấn rôm có thành phần là khoáng vật talc nghiền nhỏ, hít phải chất này với một lượng nhất định có thể gây viêm phổi,[2] nặng hơn có thể gây bệnh hô hấp mãn tính và tử vong.[3][4][5]

Một số nghiên cứu đã chỉ ra liên hệ giữa việc bôi bột talc lên tầng sinh mônung thư buồng trứng, tuy nhiên hiện vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng.[6][7] Năm 2016, hơn 1.000 phụ nữ ở Mỹ đã gửi đơn kiện hãng Johnson & Johnson vì che giấu nguy cơ bị ung thư liên quan đến phấn rôm.[8][9] Công ty sau đó dừng bán các sản phẩm làm từ bột talc ở Mỹ và Canada vào năm 2020[10] và cho biết sẽ dừng trên toàn thế giới trong năm 2023, cũng như thay thế thành phần bằng tinh bột ngô. Mặc dù vậy, Johnson & Johnson vẫn khẳng định phấn bột talc là an toàn và không chứa amiăng.[11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “20 Brilliant Uses for Baby Powder You've Never Considered”. DIY & Crafts. 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ Harper, John; Arnold Oranje; Neil Prose (2000). Textbook of Pediatric Dermatology. Blackwell Science. tr. 156. ISBN 978-0-86542-939-0.
  3. ^ Pairaudeau, P. W.; Wilson, R. G.; Hall, M. A.; Milne, M. (18 tháng 5 năm 1991). “Inhalation of baby powder: an unappreciated hazard”. BMJ. 302 (6786): 1200–1201. doi:10.1136/bmj.302.6786.1200. PMC 1669894. PMID 2043820.
  4. ^ Mofenson, H. C.; Greensher, J.; DiTomasso, A.; Okun, S. (tháng 8 năm 1981). “Baby Powder—A Hazard!”. Pediatrics. 68 (2): 265–6. doi:10.1542/peds.68.2.265. PMID 7267235.
  5. ^ Weil, Andrew (8 tháng 10 năm 2012). “How Bad Is Baby Powder?”. DrWeil.com. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ Mohan, Melissa; Whysner, John (2000). “Perineal application of talc and cornstarch powders: Evaluation of ovarian cancer risk”. American Journal of Obstetrics and Gynecology. 182 (3): 720–724. doi:10.1067/mob.2000.104259. PMID 10739536.
  7. ^ Mills, Paul; Riordan, Deborah; Cress, Rosemary; Young, Heather (2004). “Perineal talc exposure and epithelial ovarian cancer risk in the Central Valley of California”. International Journal of Cancer. 112 (3): 458–464. doi:10.1002/ijc.20434. PMID 15382072.
  8. ^ “Talcum Powder Lawsuit”. MesoWatch. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ Johnson & Johnson Has a Baby Powder Problem Bloomberg, Retrieved April 20, 2017.
  10. ^ Hsu, Tiffany; Rabin, Roni Caryn (19 tháng 5 năm 2020). “Johnson & Johnson to End Talc-Based Baby Powder Sales in North America”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ Hoskins, Peter (12 tháng 8 năm 2022). “Johnson & Johnson to replace talc-based powder with cornstarch”. BBC News. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.