Bước tới nội dung

Phong cầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong cầm
Phong cầm thông dụng (trên)
Phong cầm của dân Nga (dưới).
phiếm bấm
Phân loại của Hornbostel–Sachs412.132
(Free-reed aerophone)
Phát triển bởiĐầu thế kỷ 19
Âm vực

Tùy loại:

Tay phải

Tay trái

Nhạc cụ cùng họ
Bơm bằng tay:

Bandoneón, Concertina, Flutina, Garmon, Trikitixa, Indian harmonium

Bơm bằng bàn đạp: Harmonium, Reed organ

Thổi bằng miệng: Melodica, Harmonica, Khèn bè, Chinese Sanh, Japanese Sanh Nhật

Dùng điện, không lưỡi: Electronium, MIDI accordion, Roland Virtual Accordion

Kết hợp điện và hơi:

Cordavox, Duovox


Phong cầm, đàn xếp hay accordion là một loại nhạc cụ cầm tay, dùng phương pháp bơm hơi từ hộp xếp bằng vải hay giấy, thổi hơi qua các van điều khiển bằng nút bấm đến các lưỡi gà bằng kim loại để phát ra tiếng nhạc.

Loại phong cầm thông dụng có phần phím bấm bên tay phải cho tiếng cao (treble) với các thanh bấm như đàn piano và phần nút bấm bên tay trái cho tiếng trầm (bass). Giữa hai phần này là hộp xếp bằng vải hay giấy cứng. Người chơi đàn đeo phong cầm trên ngực với hai giây chằn trên vai. Tay phải bấm phiếm treble, tay trái vừa bấm nút tiếng bass vừa kéo hộp xếp ra vào để ép hơi. Hơi trong hộp giấy đẩy ra theo van của các nút hay thanh bấm, đi vào hệ thống lưỡi gà và tạo ra âm thanh. Khi hộp xếp được kéo ra, hơi từ bên ngoài bị hút vào và bị đẩy qua hệ thống lưỡi gà để tạo ra âm thanh khác.

Một nhạc công khiếm thị đang chơi phong cầm ở Patzcuaro, Michoacán, México

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Đàn phong cầm có phím giống như đàn dương cầm nhưng số lượng đàn của nó ít hơn. Đàn phong cầm rất tiện dụng trong hoạt động ca nhạc quần chúng. Đàn thường được dùng để độc tấu hoặc đệm cho hát