Bước tới nội dung

Phòng thủ Damiano

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phòng thủ Damiano
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
d7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
f6 black pawn
e5 black pawn
e4 white pawn
f3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
d2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
b1 white knight
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Nước đi 1.e4 e5 2.Mf3 f6
ECO C40
Đặt theo tên Pedro Damiano
Một dạng của Khai cuộc Mã cánh Vua

Phòng thủ Damiano là một khai cuộc trong cờ vua bắt đầu bởi các nước sau:

  1. e4 e5
  2. Mf3 f6?

Đây là một trong số những khai cuộc cổ xưa nhất, nó đã xuất hiện trong những ván đấu được biết đến từ thế kỷ 16.

ECO của Phòng thủ Damiano là C40 (Khai cuộc Mã cánh Vua)


3.d4 và 3.Tc4

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước đi thứ hai của Đen 2...f6? là một sai lầm khi làm suy yếu cánh Vua, để hở Vua Đen, và lấy mất ô f6 - vị trí tốt nhất cho Mã Đen ở g8 phát triển. Trắng có thể đáp trả mạnh bằng 3.d4 hoặc 3.Tc4; I.A. Horowitz đã viết: "Đơn giản và hiệu quả là 3.Tc4 d6 4.d4 Mc6 5.c3, sau đó Đen sẽ bế tắc cho đến lúc thua cuộc".[1]

abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
g7 black pawn
g6 black king
h6 black pawn
d5 white bishop
e5 white queen
e4 white pawn
h4 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
d2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
a1 white rook
b1 white knight
c1 white bishop
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 8...h6. Sau khi 9.Txb7!, 9...Txb7?? sẽ dẫn đến 10.Hf5#.

Mặc dù các nước 3.d4 hoặc 3.Tc4 đều đem lại lợi thế, tuy nhiên mạnh nhất cho Trắng phải là nước thí Mã 3.Mxe5![2] Nếu Đen ăn Mã 3...fxe5? họ sẽ phải trả giá như sau 4.Hh5+ Ve7 (Nếu Đen chơi 4...g6 họ sẽ thua theo cách khác: 5.Hxe5+, tấn công đôi (hay chĩa đôi) Vua và Xe Đen) 5.Hxe5+ Vf7 6.Tc4+ d5! (6...Vg6?? 7.Hf5+ và sẽ "mat" (hết cờ; mate) nhanh chóng) 7.Txd5+ Vg6 8.h4 (8.d4? Td6!) h5 (Nếu 8...h6, xem hình bên) 9.Txb7! Td6 (9...Txb7 10.Hf5+ Vh6 11.d4+ g5 12.Hf7! cũng sẽ "mat" nhanh chóng) 10.Ha5!. Kể cả khi Đen đáp trả bằng nước tốt nhất lúc này là 10...Mc6 sẽ 11.Txc6 Xb8, và Trắng sẽ hơn vài Tốt. Bruce Pandolfini ghi chú rằng khai cuộc này của Đen vì thế đôi khi được mô tả là "the five pawns gambit" (Gambit (thí) 5 tốt).[3] Hoặc Trắng có thể lựa chọn tiếp tục phát triển quân, duy trì lợi thế 4 Tốt. Trong cả hai trường hợp, khả năng chiến thắng của Trắng là rõ ràng.

Quay trở lại nước 3.Mxe5!, rõ ràng nếu Đen ăn Mã thất bại sẽ đến không sớm thì muộn, thế nên lúc này có một sự lựa chọn khác tốt hơn cho họ đó là 3...He7![4] (Một nước đi khác, chẳng hạn 3...d5 sẽ dẫn tới 4. Hh5+! g6 5. Mxg6!). Trắng sẽ tiếp tục với 4.Mf3 (Nếu Trắng chơi 4.Hh5+?, diễn biến tiếp theo như sau: g6 5.Mxg6 Hxe4+ 6.Te2 Hxg6 và Đen sẽ đổi 2 Tốt lấy 1 Mã)[4] Hxe4+ 5.Te2, Đen sẽ lấy lại được Tốt nhưng họ đã phí mất thời gian và cánh Vua suy yếu, và họ sẽ phí thêm thời gian nếu đối phương tấn công Hậu với Mc3; hoặc 0-0, Xe1 sau đó di chuyển Tượng khỏi ô e2. Nick de Firmian trong cuốn sách Modern Chess Openings (Các khai cuộc hiện đại) đã phân tích một phương án khác: sau nước 4.Mf3 đen có thể chơi 4...d5 5.d3 dxe4 6.dxe4, và Trắng sẽ có một chút lợi thế như trong ván đấu giữa SchiffersChigorin, diễn ra ở St. Petersburg năm 1897.[5]

Việc Đen chỉ có thể lấy lại được Tốt với nước 3...He7! chỉ ra rằng nước 2...f6? rõ ràng không thực sự bảo vệ được Tốt e. Thật vậy, thậm chí nếu Đen chơi một nước hiếm khi được sử dụng như 2...a6?! còn đỡ rủi ro hơn là 2...f6?. Sau khi 2...a6?! 3.Mxe5, Đen hoàn toàn có thể lấy lại Tốt với 3...He7 4.d4 d6, mà không làm suy yếu cánh Vua hay lấy mất vị trí phát triển tốt nhất của Mã g8.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
a8 black rook
e8 black king
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
d7 black bishop
g7 black pawn
h7 black pawn
c6 black knight
f6 black pawn
g6 black queen
e5 white knight
c3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
e2 white bishop
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
f1 white rook
g1 white king
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 10.Me5!, Trắng sẽ hơn Hậu.

Một điều trớ trêu, khai cuộc này được đặt theo tên kiện tướng người Bồ Đào Nha Pedro Damiano (1480–1544), sau khi ông đã chỉ trích sự yếu kém của nó. Vào năm 1847, Howard Staunton đã viết về nước 2.f6: "Nước đi này xuất hiện trong những nghiên cứu xưa của Damiano, người đã tạo ra một vài biến thể tài tình từ nó. Và do đó Lopez, rồi đến những tác giả sau này đã gọi nó là 'Gambit Damiano'."[6]

Phòng thủ Damiano không bao giờ xuất hiện trong các ván đấu của những Đại kiện tướng hàng đầu. Kỳ thủ nổi tiếng nhất từng chơi khai cuộc này trong một giải đấu cấp kiện tướng quan trọng là Mikhail Chigorin. Ông đã chơi phương án 3...He7 trong ván đấu với Emmanuel Schiffers ở Saint Petersburg năm 1897, như đã nói ở trên. Chigorin mất Hậu ở nước thứ 10 (xem hình bên), nhưng Schiffers tiếp theo đã chơi phải nói rất tệ dẫn đến một tình huống Chigorin để lọt mất cơ hội chiến thắng ngoạn mục. Ván đấu kết thúc khi Schiffers đồng ý hòa trong thế thắng.[7] Một trường hợp khác là vào năm 1964, Bobby Fischer khi đó trong một sự kiện đánh cờ với nhiều người cùng một lúc, ông đã cầm quân Trắng đấu với một người chơi trong số đó là Robert McGregor, người cầm quân Đen đã chơi Phòng thủ Damiano. Ván đấu diễn biến theo 3...He7 4.Mf3 d5 5.d3 dxe4 6.dxe4 Hxe4+ 7.Te2 Tf5..., và sau đó kết thúc hòa. Dù vậy, Fischer đã không chơi những nước mạnh nhất.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ I.A. Horowitz, Chess Openings: Theory and Practice, Simon and Schuster, 1964, p. 227 n. 31.
  2. ^ Understanding the Chess Openings, Sam Collins, 2005, p. 28.
  3. ^ Bruce Pandolfini, Chess Openings: Traps and Zaps, Simon & Schuster, 1989, p. 92. ISBN 0-671-65690-2.
  4. ^ a b Pandolfini 1989, p. 91.
  5. ^ Modern Chess Openings, 15th Edition, Random House Puzzles & Games, 2008, p. 156. ISBN 978-0-8129-3682-7.
  6. ^ Howard Staunton, The Chess-Player's Handbook, Henry C. Bohn, 1847, p. 60.
  7. ^ “The Richter riddle”. OPEN CHESS DIARY (kéo xuống đến 222). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2006.
  8. ^ Bobby Fischer and Damiano's Defense. Chessstuff.blogspot.com. Truy cập 2009-04-02.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Defeating Damiano's Defense”. The Kenilworthian. ngày 28 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012. A comprehensive list of material available online about Damiano's Defense.