Pleuroncodes planipes

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cua cá ngừ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Anomura
Liên họ (superfamilia)Galatheoidea
Họ (familia)Munididae
Chi (genus)Pleuroncodes
Loài (species)P. planipes
Danh pháp hai phần
Pleuroncodes planipes
Stimpson, 1860

Cua cá ngừ hay còn gọi là Cua tuna hay cua đỏ (Danh pháp khoa học: Pleuroncodes planipes[1]) là một loài cua trong họ Munididae. Những con cua có bề ngoài giống tôm này thường tập trung ngoài khơi của bờ biển. Cua đỏ còn có tên là cua tuna do chúng là nguồn thức ăn chính của cá ngừ[2].

Cua đỏ trông giống con tôm hùm nhỏ và chủ yếu sống nương theo những dòng hải lưu ở ngoài khơi bang Baja California, Mexico. Chúng có số lượng dồi dào đến mức trở thành nguồn thức ăn của nhiều loài động vật bao gồm cá ngừ, cá di cư, mực khổng lồ, mực Humbolt, chim biển, rùa, cá voi và động vật chân vây.

Di cư[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015 tại Mỹ chứng kiến cảnh tập trung của loài cua này một cách đông đảo, chúng được tìm thấy phơi mình trên mãi cát bọc bờ biển Dana Point, San Clemente, bãi biển Newport và Huntington xuất hiện hàng ngàn con cua trôi dạt. Những con cua này có thể xuất hiện ở phía Bắc của California vì hiện tượng nước biển ấm lên bất thường. Chúng có khả năng di chuyển từ đáy biển lên trên mặt nước và bị sóng, thủy triều đẩy vào bờ hàng loạt.

Hiện tượng cua đỏ dạt bờ hàng loạt được các ngư dân ghi lại ở vùng biển Nam California từ năm 2014, năm 2015 lại xuất hiện lẻ tẻ trên đảo Catalina vài nơi khác. Bắt đầu từ giữa tháng 6, hàng ngàn con cua đỏ trôi dạt vào bãi biển San Diego. Các thuyền trưởng đã phát hiện ra loài động vật giáp xác này lơ lửng trong nước nhiều tuần nay, chúng trôi dạt vào bờ khiến mọi người rất tò mò. Cua đỏ đôi khi vẫn xuất hiện với số lượng lớn trên bãi biển, nhưng hiện tượng này có xu hướng diễn ra ngày càng thường xuyên hơn.

Hầu hết những con cua còn sống, vẫn đang bơi khá tốt khi trên mặt sóng. Tuy nhiên, một khi dạt bờ, chúng không thể đi đâu được nữa vì không đủ mạnh để ngược sóng bơi ra ngoài đại dương. Những con cua tuna không phải là sinh vật đầu tiên dạt bờ hạt loạt ở California vì hiện tượng nước biển ấm lên. Trước đó, những con sứa màu xanh sáng đã phủ dày bãi biển Bắc California trong mùa xuân 2015. Cua đỏ mắc cạn là kết quả từ nhiệt độ nước biển tăng cao do quá trình ấm lên toàn cầu.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sam Hinton (1987). "Phylum Arthropoda ("joint-limbed animals")". Seashore Life of Southern California: an Introduction to the Animal Life of California Beaches South of Santa Barbara. Issue 26 of California Natural History Guides (2nd ed.). University of California Press. pp. 131–161. ISBN 978-0-520-05924-5.
  • Wheeler J. North (1976). "Marine animals: arthropod crustacea, echinoderms, and tunicates". Underwater California. Volume 39 of California Natural History Guides. University of California Press. pp. 207–231. ISBN 978-0-520-03039-8.
  • Keiji Baba, Enrique Macpherson, Gary C. B. Poore, Shane T. Ahyong, Adriana Bermudez, Patricia Cabezas, Chia-Wei Lin, Martha Nizinski, Celso Rodrigues & Kareen E. Schnabel (2008). "Catalogue of squat lobsters of the world (Crustacea: Decapoda: Anomura – families Chirostylidae, Galatheidae and Kiwaidae)" (PDF). Zootaxa 1905: 1–220.
  • William Stimpson (1860). "Notes on North American Crustacea, No. 1". Annals of the Lyceum of Natural History of New York 7 (1): 49–93. doi:10.1111/j.1749-6632.1862.tb00142.x.
  • Janet Haig & Donald P. Abbott (1980). "Macrura and Anomura: the ghost shrimps, hermit crabs, and allies". In Robert Hugh Morris, Donald Putnam Abbott, Eugene Clinton Haderlie. Intertidal Invertebrates of California. Stanford University Press. pp. 577–593. ISBN 978-0-8047-1045-9.
  • Ronald H. McPeak, Dale A. Glantz, Carole R. Shaw (1988). "The ever-changing forest". The Amber Forest: Beauty and Biology of California's Submarine Forests. Aqua Quest Publications. pp. 32–41. ISBN 978-0-922769-00-1.
  • Mike Schaadt, Ed Mastro (2009). "Outer beach". Cabrillo Beach Coastal Park. Arcadia Publishing. pp. 25–62. ISBN 978-0-7385-7189-8.
  • Kareen Schnabel & Amelia Connell (2007). "Lobster à la carte". Water & Atmosphere 15 (4).
  • Ernest Naylor (2010). "Plankton vertical migration rhythms". Chronobiology of Marine Organisms. Cambridge University Press. pp. 134–149. ISBN 978-0-521-76053-9.