Pliopithecidae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pliopithecidae
Thời điểm hóa thạch: 35–10 triệu năm trước đây Oligocen sớm đến Miocen
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Bộ (ordo)Primates
Tiểu bộ (parvordo)Catarrhini
Liên họ (superfamilia)Pliopithecoidea
Họ (familia)Pliopithecidae
Các phân họ và chi
Xem văn bản.

Pliopithecidae là một họ khỉ mũi hẹp hóa thạch. Chúng có nguồn gốc ở châu Phi, và sau đó lan rộng sang châu Âu, trước khi tuyệt chủng vào khoảng thời gian cách đây 10 triệu năm. Giống như các loài vượn hiện đại, chúng đã thích nghi với môi trường sống trên các ngọn cây trong các khu rừng rậm. Đặc điểm giải phẫu học của chúng kết hợp các đặc trưng nguyên thủy như hộp sọ nhỏ, mõm dài, và một số loài có đuôi. Đồng thời, chúng cũng mang những đặc trưng tân tiến hơn như thị giác lập thể và răng cùng các quai hàm giống như vượn, là đặc điểm phân biệt rõ ràng chúng với khỉ.[1]

Các phân họ và chi[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Palmer, D. biên tập (1999). The Marshall Illustrated Encyclopedia of Dinosaurs and Prehistoric Animals. London: Marshall Editions. tr. 290–291. ISBN 1-84028-152-9.
  • The Illustrated Encyclopedia of the Prehistoric World page 434.


Bản mẫu:Paleo-primate-stub