Pseudomonas stutzeri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pseudomonas stutzeri
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Bacteria
Ngành (phylum)Proteobacteria
Lớp (class)Gamma Proteobacteria
Bộ (ordo)Pseudomonadales
Họ (familia)Pseudomonadaceae
Chi (genus)Pseudomonas
Loài (species)P. stutzeri
Danh pháp hai phần
Pseudomonas stutzeri
(Lehmann and Neumann 1896)
Sijderius 1946
Chủng điển hình
ATCC 17588

CCUG 11256
CFBP 2443
CIP 103022
DSM 5190
JCM 5965
LMG 11199
NBRC 14165
NCCB 76042

VKM B-975
Danh pháp đồng nghĩa
Bacillus denitrificans II Burri and Stutzer 1895
Bacterium stutzeri Lehmann and Neumann 1896
Bacillus nitrogenes Migula 1900
Bacillus stutzeri Chester 1901
Achromobacter sewerinii Bergey 1923
Achromobacter stutzeri Bergey 1930
Pseudomonas stanieri Mandel 1966
Pseudomonas perfectomarina corrig.(ex ZoBell and Upham 1944) Baumann 1983
Pseudomonas chloritidismutans Wolterink 2002

Pseudomonas stutzeri là một vi khuẩn hình roi gram âm di động lần đầu được cô lập từ chất lưu xương sống người.[1][2]. Dựa trên phân tích 16S rRNA, P. stutzeri đã được đặt vào nhóm P. stutzeri, nhóm mà nó cho mượn tên.[3]

Các nghiên cứu về trình tự 16S rRNA cho thấy chúng tương đồng với các loài như P.mendocinia, P.alcaligenes, P.pseudoalcaligenes và P.balearica.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

•Tế bào có hình que, dài 1 đến 3μm, rộng 0.5 μm.

•Khuẩn lạc có hình dạng không kiên định khi được phân lập trực tiếp, khuẩn lạc có dạng sần, khô, bám chặc với nhau. P.stutzeri có gram âm, hình que, di chuyển bằng một cực của tiên mao.

•Nó không có sắc tố và có khả năng loại nitơ từ NO3- giải phóng N2.

•P.stutzeri có thể tăng trưởng trong môi trường amylase, maltose và tinh bột nhưng không phát triển trong gelatinase.

•Vi khuẩn hiếu khí, phân bố rộng rãi trong các vùng địa lý nhưng được tìm thấy chủ yếu trong đất và nước. Nhiều dòng được phân lập từ các mẫu bệnh lý. Chúng có khả năng chuyển hóa, làm giảm các chất độc cho môi trường và các hợp chất có trọng lượng phân tử cao như polyethylene glycols.

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Pseudomonas stutzeri là loại vi khuẩn khử nitrate, không phát quỳnh quang. Gần đây nhiều nhà khoa học đang chú ý đến khả năng chuyển hóa chuyên biệt của nó:

•Một vài dòng có thể chuyển hóa các hợp chất thơm như naphthalene và mathylnapthalenes Hai hợp chất thơm này hiện diện nhiều trong dầu thô, là chất có tiềm năng gây độc.

•P.stutzeri được đề cập như một hệ thống khử nitrate vì nó có khả năng là giảm nitrate chuyển khí N2.

•Một số loài có khả năng biến đổi tự nhiên, là đối tượng thích hợp cho các nghiên cứu về sự biến đổi gen trong môi trường. P.stutzeri được phân lập từ động vật, môi trường bệnh viện và các mẫu bệnh ở người.

•Ớ Việt Nam ta, các chủng vi khuẩn địa phương khử đạm mạnh, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương có thể ứng dụng vào xử lý môi trương nước đã được các nhà khoa học nghiên cứu, đặc biệt gần đây nhất là đề tài phân lập vi khuẩn Pseudomomas stutzeri có khả năng khử đạm mạnh trong nước thải ao cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và ứng dụng nó vào xử lý nước thải. (Pseudomonas stutzeri có khả năng làm giảm hàm lượng nitrogen, amoni, … trong nước ở những nuôi cá tra, basa,… tăng hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống cho người dân.)

•Việc nghiên cứu ứng dụng những vi sinh vật có tiềm năng sinh học khử được các hợp chất chứa nitơ vô cơ là rất cần thiết, điển hình là vi khuẩn Pseudomonas stutzeri là loài có tính đa dạng cao và phân bố ở vùng địa lý rộng. Vi khuẩn Pseudomonas stutzeri. Vi khuẩn Pseudomonas stutzeri có khả năng khử đạm, quá trình này làm giảm tác hại ô nhiễm môi trường. Hiện nay, vi khuẩn này đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưng ở tại Việt Nam những nghiên cứu và ứng dụng về loài vi khuẩn này còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, thực hiện đề cương niên luận sinh học về "Pseudomonas stutzeri khử đạm trong môi trường nước" là điều cần thiết.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lehmann, KB, and Neumann, R. Atlas und Grundriss der Bakteriologie und Lehrbuch der speziellen bakteriologischen Diagnostik, 1st ed. J.F. Lehmann, München, 1896.
  2. ^ Sijderius, R. "Heterotrophe bacterien, die thiosulfaat oxydeeren." Thesis, University Amsterdam, 1946, pp. 1-146.
  3. ^ Anzai; Kim, H; Park, JY; Wakabayashi, H; Oyaizu, H (1 tháng 7 năm 2024). “Phylogenetic affiliation of the pseudomonads based on 16S rRNA sequence”. Int J Syst Evol Microbiol. 50 (Pt 4): 1563–89. doi:10.1099/00207713-50-4-1563. PMID 10939664.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]