Bước tới nội dung

RMS Baltic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử
Tên gọi RMS Baltic
Chủ sở hữu White Star Line
Lộ trình Liverpool to New York City
Xưởng đóng tàu Harland and Wolff, Belfast
Hạ thủy ngày 21 tháng 11 năm 1903
Chuyến đi đầu tiên ngày 29 tháng 6 năm 1904
Số phận Dỡ sắt vụn tại Osaka, Nhật Bản; hải trình đi Osaka ngày 17 tháng 2 năm 1933
Đặc điểm khái quát
Dung tải 23,876 GT (gross tonnage)
Chiều dài 729 feet (222.7 m)
Sườn ngang 75.6 feet (23.1 m)
Động cơ đẩy Two four-cylinder quadruple expansion engines powering two propellers.
Tốc độ 16 knots
Sức chứa 2,875 người

RMS Baltic là một con tàu đi biển thuộc sở hữu của công ty White Star Line nước Anh, phục vụ từ năm 1904 đến năm 1933. Với tổng trọng tải 23.876 tấn, Baltic là con tàu lớn nhất thế giới cho đến năm 1905. Baltic cũng là con tàu thứ tư trong lớp tàu Big Four của White Star Line (ba chiếc kia là Celtic, Cedric và Adriatic).

Ngày 21 tháng 11 năm 1903, Baltic được hạ thủy tại Harland and Wolff ở Belfast và thực hiện chuyến ra khơi đầu tiên từ cảng Liverpool tới thành phố New York ngày 29 tháng 6 năm 1904 với thuyền trưởng Edward Smith (sau này là thuyền trưởng trên con tàu Titanic).

Ngày 23 tháng 1 năm 1909, Baltic của thuyền trưởng J.B.Ranson cứu được những người sống sót sau vụ va chạm giữa tàu RMS Republic của White Star Line và SS Florida ở vùng biển phía Đông Bắc của Mỹ. Sau đó con tàu Republic đã bị chìm.

Ngày 30 tháng 6 năm 1910, Baltic đã có vụ va chạm với chiếc tàu hơi nước Standard của Đức. Sau đó, Baltic đã bị thủng một lỗ nhưng không làm chìm tàu do nó nằm trên mực nước, trong khi chiếc Standard bị hư hại rất nặng.

Ngày 14 tháng 4 năm 1912 Baltic đã gửi một thông điệp cảnh báo đến con tàu Titanic:

"Có nhiều tảng băng đang trôi trong khoảng vĩ độ 41 độ 51 phút bắc và kinh độ 49 độ 52 phút tây. Chúc các bạn tránh được băng thành công."

Baltic cũng đã tham gia giải cứu các nạn nhân trong vụ chìm tàu Northern Light vào ngày 6 tháng 12 năm 1929.

Ngày 17 tháng 2 năm 1933, Baltic bị phá dỡ ở Osaka, Nhật Bản

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Largest passenger ships Bản mẫu:Big Four (ocean liners) Bản mẫu:White Star Line ships