Bước tới nội dung

Red velvet (bánh ngọt)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Red velvet
Lát cắt bánh red velvet bốn lớp từ Waldorf-Astoria
LoạiBánh nhiều lớp
BữaTráng miệng
Xuất xứHoa Kỳ
Vùng hoặc bangHoa Kỳ
Thành phần chínhBột mì, buttermilk, , đường, bột cacao, và/hoặc cream cheese phủ ngoài, củ dền, hoặc màu đỏ thực phẩm, màu tự nhiên

Theo truyền thống, red velvet là loại bánh chocolate nhiều lớp có màu đỏ, nâu đỏ, đỏ thẫm hoặc đỏ tươi,[1] chia lớp bởi lớp kem phủ bằng cream cheese hoặc ermine trắng.[2] Công thức làm bánh truyền thống không có chất tạo màu;[3][4] màu đỏ ban đầu có được từ loại ca cao không chế biến theo kiểu Hà Lan, giàu anthocyanin.[1]

Các nguyên liệu thường gặp bao gồm buttermilk, bơ, ca cao, giấm, và bột mì. Củ dền hoặc màu thực phẩm đỏ có thể được sử dụng để tạo màu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bánh velvet được cho là bắt nguồn từ thời Victoria. Trong thời đại đó, họ phục vụ bánh velvet như một món tráng miệng lạ mắt. Thuật ngữ "velvet" ("nhung") là một cách mô tả được sử dụng nhằm cho người tiêu dùng biết món tráng miệng là một loại bánh mềm và mịn. Trong thời gian đó, loại bánh devil's food được giới thiệu, đó là cách mà một số người tin rằng loại bánh red velvet xuất hiện. Sự khác biệt giữa hai loại bánh là bánh devil's food sử dụng chocolate, và red velvet sử dụng ca cao.[5]

Khi thực phẩm được chia khẩu phần trong Thế chiến II, các thợ làm bánh đã sử dụng nước ép củ dền đun sôi để tăng độ đậm màu sắc cho bánh của họ. Củ dền được tìm thấy trong một số công thức của red velvet. Củ dền đã và đang được sử dụng trong một số công thức để làm chất độn hoặc để giữ độ ẩm.[6] Adams Extract, một công ty từ Texas, được cho là đã mang red velvet đến các nhà bếp trên khắp nước Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái, bằng việc là một trong những người đầu tiên phân phối màu thực phẩm đỏ và chiết xuất hương vị khác với việc sử dụng áp phích tại quầy thanh toán và các thẻ công thức xé rời được.[7][8]

Bánh và công thức ban đầu của nó nổi tiếng ở Hoa Kỳ từ Khách sạn Waldorf-Astoria nổi tiếng của thành phố New York, nơi nó được mệnh danh là bánh Waldorf-Astoria. Tuy nhiên, nó được coi là một công thức tới từ miền Nam.[9] Theo truyền thống, red velvet được phủ với kem bơ roux kiểu Pháp (còn gọi là kem phủ ermine), rất nhẹ và mịn, nhưng tốn nhiều thời gian để chuẩn bị. Kem phủ từ pho mát kem (cream cheese) cũng như từ kem bơ là những biến thể ngày càng phổ biến.[10][11]

Tại Canada, loại bánh này là một món tráng miệng nổi tiếng trong các nhà hàng và tiệm bánh của chuỗi cửa hàng bách hóa Eaton's vào những năm 1940 và 1950. Được quảng bá như một công thức độc quyền của Eaton, với những nhân viên biết công thức tuyên thệ giữ im lặng, nhiều người đã lầm tưởng rằng chiếc bánh là phát minh của bà chủ cửa hàng bách hóa, Lady Eaton.[12]

Trong những năm gần đây, các loại bánh red velvet cũng như các loại red velvet cupcake trở nên ngày càng phổ biến tại Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu khác. Việc tái phổ biến trở lại của loại bánh này được một số người cho là bắt nguồn từ bộ phim Steel Magnolias (1989), trong đó có một chiếc bánh cưới red velvet cho chú rể (groom's cake) với hình dáng một con trút.[9] Magnolia BakeryManhattan đã phục vụ món bánh này kể từ khi khai trương vào năm 1996, cũng như các nhà hàng nổi tiếng với phong cách ẩm thực miền Nam Hoa Kỳ như Amy Ruth's ở Harlem,[9] khai trương năm 1998.[13] Năm 2000,[14] Cake Man Raven đã mở một trong những tiệm bánh đầu tiên dành cho loại bánh này ở Brooklyn.[15]

Nguyên liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên liệu tạo nên red velvet thay đổi khác nhua tùy thuộc vào thời đại và vùng miền trên thế giới. Tài liệu tham khảo của James Beard, American Cookery (1972), mô tả ba loại bánh red velvet khác nhau theo lượng mỡ trừu (shortening), , và dầu thực vật, tất cả đều dùng màu thực phẩm đỏ. Phản ứng của giấm có tính axit và buttermilk có xu hướng giúp anthocyanin đỏ trong ca cao tiết ra nhiều hơn và giữ cho bánh ẩm, nhẹ và mịn. Cách nhuộm màu tự nhiên này có thể là nguồn gốc của tên gọi "red velvet" ("nhung đỏ"), cũng giống như "devil's food cake" ("thức ăn của quỷ") và các tên gọi bánh chocolate tương tự. Ngày nay, chocolate thường trải qua quá trình chế biến kiểu Hà Lan, điều này ngăn trở sự thay đổi màu sắc của anthocyanin. Một quá trình tái cấu trúc đã diễn ra với red velvet ban đầu liên quan đến việc giảm thiểu hoặc loại bỏ giấm và chất tạo màu, và sử dụng ca cao không chế biến theo kiểu Hà Lan để cung cấp độ axit và màu sắc cần thiết.

Các biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài nhiều biến thể của red velvet, còn có nhiều sản phẩm có hương vị giống như red velvet, bao gồm bột protein, trà, các loại latte, Pop-Tarts, bánh quế và đồ uống có cồn. Mùi hương của bánh cũng được sử dụng cho nến và xịt thơm phòng.[16] Đối với các hạn chế về chế độ ăn uống, chẳng hạn như những người bị dị ứng và nhạy cảm với các thành phần, cũng có các biến thể dành cho người ăn kiêng thuần chay, không glutenkhông chứa sữa.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ben Starr (ngày 7 tháng 2 năm 2015). “Real Red Velvet Cake”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ Shane Wingerd (ngày 12 tháng 1 năm 2009). “Ermine Wrapped Velvet”.
  3. ^ Crocker, Betty. “Red Velvet Cake”. bettycrocker.com. General Mills. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2017.
  4. ^ “The rediscovery of red velvet has gone way too far”. Quartz. 2015. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Lam, Francis (ngày 6 tháng 10 năm 2017). “The evolution of red velvet cake, an iconic American dessert”. The Splendid Table. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ Watson, Gwen (ngày 6 tháng 2 năm 2015). “History of Red Velvet Cake”. The Daily Slice (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ Parks, Stella (ngày 2 tháng 10 năm 2011). “The Original Red (Wine) Velvet Cake Recipe”. Gilt Groupe. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  8. ^ “Red Velvet, the 'Lady Gaga' of cakes, wears well during the holidays”. Post-gazette.com. ngày 15 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2012.
  9. ^ a b c Fabricant, Florence (ngày 14 tháng 2 năm 2007). “So Naughty, So Nice”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  10. ^ Martha Stewart. “Cream Cheese Frosting for Red Velvet Cake”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ Kim Severson. “Red Velvet Cake: A Classic, Not a Gimmick”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2016.
  12. ^ Anderson, Carol; Katharine Mallinson (2004). Lunch with Lady Eaton: Inside the Dining Rooms of a Nation. Toronto: ECW Press. ISBN 1-55022-650-9.
  13. ^ “Amy Ruth's Home-Style Southern Cuisine”. New York magazine. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
  14. ^ “Cake Man Raven has flown the coop — no more red velvet cake in Fort Greene”. NY Daily News. ngày 28 tháng 11 năm 2012.
  15. ^ Harris, Wendy (ngày 7 tháng 1 năm 2006). “Cake Man”. Black Enterprise. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  16. ^ Severson, Kim (ngày 5 tháng 12 năm 2014). “Red Velvet Cake: A Classic, Not a Gimmick”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  17. ^ “Just Beet It Vegetarian Gluten-Free Red Velvet Cake - Blissful Basil”. Blissful Basil (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]