Retraction Watch
Loại website | Blog |
---|---|
Có sẵn bằng | Tiếng Anh |
Chủ sở hữu | Center for Scientific Integrity |
Website | retractionwatch |
Thương mại | Không |
Bắt đầu hoạt động | 2010 |
Retraction Watch là một blog thuộc Trung tâm Liêm chính Khoa học (Center for Scientific Integrity) chuyên báo cáo về việc rút lại các bài báo khoa học và các chủ đề liên quan được sáng lập bởi nhà văn khoa học Ivan Oransky (Phó chủ tịch, biên tập viên Medscape) và Adam Marcus (biên tập viên của Gastroenterology & Endoscopy News).[1] Blog bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2010, ban đầu do đội ngũ của Retraction Watch tự thu thập và nhập liệu, sau này Retraction Watch nhận được thêm nguồn từ các nhà khoa học cũng như công đồng báo cáo lại.[2]
Retraction Watch được tài trợ bởi nhiều nguồn, bao gồm tài trợ từ Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, Quỹ từ thiện Helmsley, và Quỹ Laura và John Arnold.[3] Cơ sở dữ liệu bài rút khoa học này còn được tài trợ bởi khoản trợ cấp 400.000 đô la từ MacArthur Foundation nhận được vào năm 2015.[4] Ngoài ra, Retraction Watch cũng hợp tác với Trung tâm Khoa học mở (Center for Open Science), được tài trợ bởi Quỹ Laura và John Arnold, để tạo cơ sở dữ liệu rút bài trên Khung Khoa học mở (Open Science Framework).
Khái quát
[sửa | sửa mã nguồn]Minh bạch trong nghiên cứu khoa học luôn là vấn đề nóng được giới học giả quan tâm.[5] Hàng năm có hàng trăm bài báo nghiên cứu khoa học bị rút khỏi các tạp chí khoa học trên thế giới thậm chí ở cả các tạp chí uy tín ngành y như Lancet, NEJM...[6]
Các nguyên nhân rút một bài báo khoa học thường rất đa dạng như phát hiện sai sót, các tác giả tự rút do mâu thuẫn, vi phạm đạo đức,[7] làm giả kết quả,[8]... nhưng phổ biến nhất là đạo văn (plagiarism).[9]
Thông thường việc rút bài xuất phát từ tạp chí và chỉ được thông báo ngắn gọn ở số sau hoặc đánh dấu bài viết trên trang điện tử của tạp chí. Đôi khi việc rút bài báo đã xuất bản hoàn toàn không được thông báo, lý do rút cũng không được công bố chi tiết vì thế các nhà nghiên cứu khác hoặc công chúng không biết về việc rút lại có thể đưa ra quyết định sai lầm dựa trên kết quả không hợp lệ. Chính vì thế Oransky và Marcus quyết định xây dựng và triển khai Retraction Watch để tăng tính minh bạch của quá trình rút bài báo đã xuất bản.[10] Oransky đã mô tả một ví dụ về một bài báo được xuất bản trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, bài báo công bố về vai trò tiềm năng của một loại thuốc chống lại một số loại ung thư vú. Mặc dù bài báo sau đó đã được rút lại, nhưng việc rút lại của nó không được báo cáo trên các phương tiện truyền thông đã đưa tin về kết luận tích cực trước đó, một công ty đã được thành lập trên cơ sở các kết luận của bài báo đã rút lại này.[11]
Oransky và Marcus tuyên bố rằng việc rút bài công bố khoa học cũng cung cấp một cơ hội cho bản chất tự điều chỉnh của khoa học, nó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các trường hợp gian lận khoa học và có thể "là nguồn gốc của những câu chuyện tuyệt vời nói lên nhiều điều về cách khoa học được tiến hành".[11]
Ảnh hưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Retraction Watch đã chứng minh rằng việc rút lại bài báo khoa học đã công bố phổ biến hơn những gì người ta nghĩ trước đây.[11] Người ta ước tính rằng khoảng 80 bài báo đã được rút lại hàng năm. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên, blog đã báo cáo về khoảng 200 bài công bố bị rút lại,[12] tính đến tháng 9 năm 2020, Retraction Watch chứa gần 20,000 bài báo được rút.[9]
Đến tháng 1 năm 2021, hơn 50 nghiên cứu đã trích dẫn Retraction Watch vì cộng đồng xuất bản khoa học đang khám phá tác động của các bài báo đã rút lại.[13][14] Giới khoa học đặt ra yêu cầu cần cải cách việc xuất bản cũng như minh bạch hóa nghiên cứu khoa học[15] với mục đích tiến tới "mở trong nghiên cứu khoa học" bao gồm phản biện mở (open peer-review), phương pháp nghiên cứu mở, dữ liệu mở, công cụ phân tích mở cho phép người phản biện (reviewer) cũng như cộng đồng dễ dàng kiểm tra lại kết quả đã công bố,[16] đồng thời cũng đặt dấu hỏi về vai trò của các nhà xuất bản trong việc rút bài.[17] Các nguyên nhân rút bài cũng được phân tích kỹ nhằm rút ra kinh nghiệm cho các nghiên cứu cũng như cải tiến quy trình xuất bản.[14][18][19] Nhiều tạp chí và reviewer đã bắt đầu đặt ra yêu cầu bắt buộc tác giả phải nêu rõ các hạn chế có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu trong công bố của mình.[20] Hành vi tác giả tự nguyện rút bài khi tự phát hiện thấy các sai sót trong bài báo đã công bố của mình cũng được ví như một hành động "anh hùng" trong khoa học, hành động biết tự nhận ra và sửa lỗi.[20][21]
Trong đại dịch COVID-19, số các công bố khoa học bị rút lại cũng tăng cao do áp lực nghiên cứu trong thời gian ngắn cũng như quá trình review rút gọn nhằm ưu tiên cho nghiên cứu về COVID-19 ở nhiều tạp chí khoa học.[22] Retraction Watch duy trì một danh sách riêng các bài báo đã rút lại bổ sung thêm thông tin sai lệch về đại dịch.[23]
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Stephen Strauss. “Searching for truth in published research”. CBC news. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ Collier, Roger (19 tháng 4 năm 2011). “Shedding light on retractions”. CMAJ (bằng tiếng Anh). 183 (7): E385–E386. doi:10.1503/cmaj.109-3827. ISSN 0820-3946. PMC 3080553. PMID 21444620. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Meet Retraction Watch, the Blog That Points Out the Human Stains on the Scientific Record”. www.chronicle.com. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
- ^ “From ScienceWriters: Retraction Watch receives $400,000 grant”. www.nasw.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
- ^ Vuong, Quan-Hoang (8 tháng 6 năm 2020). “Reform retractions to make them more transparent”. Nature (bằng tiếng Anh). 582 (7811): 149–149. doi:10.1038/d41586-020-01694-x. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ Hồ Mạnh Toàn. “Tác giả Việt nêu quan điểm về việc rút bài báo khoa học trên Nature”. khoahocphattrien.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ sciencevietnam. “Hàng chục nghiên cứu từ Trung Quốc bị rút bỏ vì liên quan đến cấy ghép tạng tử tù”. sc.aisdl.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
- ^ sciencevietnam. “400 bài báo khả nghi và câu chuyện "công xưởng làm giả nghiên cứu"”. sc.aisdl.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ a b Vuong, Quan Hoang; La, Viet-Phuong; Hồ, Mạnh Tùng; Vuong, Thu-Trang; Ho, Manh-Toan (20 tháng 2 năm 2020). “Characteristics of Retracted Articles Based on Retraction Data From Online Sources Through February 2019” (bằng tiếng Anh). Rochester, NY. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ “Retraction Action”. Columbia Journalism Review (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ a b c Oransky, Author Ivan (3 tháng 8 năm 2010). “Why write a blog about retractions?”. Retraction Watch (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ Silva, Jaime A. Teixeira da; Vuong, Quan-Hoang. “Fortification of retraction notices to improve their transparency and usefulness”. Learned Publishing (bằng tiếng Anh). n/a (n/a). doi:10.1002/leap.1409. ISSN 1741-4857. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Papers that cite Retraction Watch”. Retraction Watch (bằng tiếng Anh). 28 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ a b Vuong, Quan Hoang (27 tháng 7 năm 2019). “The Retraction Lessons That May Require Academic Publishing to Change” (bằng tiếng Anh). Rochester, NY. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Silva, Jaime A. Teixeira da; Vuong, Quan-Hoang. “Fortification of retraction notices to improve their transparency and usefulness”. Learned Publishing (bằng tiếng Anh). n/a (n/a). doi:10.1002/leap.1409. ISSN 1741-4857. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Author's Corner: Open data, open review and open dialogue in making social sciences plausible : Scientific Data”. blogs.nature.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ Silva, Jaime A. Teixeira da; Vuong, Quan-Hoang (6 tháng 5 năm 2021). “Do Legitimate Publishers Benefit or Profit from Error, Misconduct or Fraud?”. Exchanges: The Interdisciplinary Research Journal (bằng tiếng Anh). 8 (3): 55–68. doi:10.31273/eirj.v8i3.785. ISSN 2053-9665. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ Vuong, Quan Hoang (27 tháng 7 năm 2019). “Retraction Data Can Bring More Insights and Implications for Not Just Authors and Their Institutions, but Funders, Policy-Makers, and Editors” (bằng tiếng Anh). Rochester, NY. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Vuong, Quan Hoang (20 tháng 2 năm 2020). “Retractions: The Good, the Bad, and the Ugly. What Researchers Stand to Gain From Taking More Care to Understand Errors in the Scientific Record” (bằng tiếng Anh). Rochester, NY. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ a b Vuong, Quan-Hoang (2020). “The limitations of retraction notices and the heroic acts of authors who correct the scholarly record: An analysis of retractions of papers published from 1975 to 2019”. Learned Publishing (bằng tiếng Anh). 33 (2): 119–130. doi:10.1002/leap.1282. ISSN 1741-4857. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ sciencevietnam. “Rút bài, hành vi anh hùng và cơ chế tự hiệu chỉnh trong khoa học”. sc.aisdl.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
- ^ Vuong, Quan-Hoang; Le, Tri; Nguyen, Minh-Hoang (28 tháng 10 năm 2021). Data frauds, health risks, and the growing question of ethics during the COVID-19 pandemic. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Retracted coronavirus (COVID-19) papers”. Retraction Watch (bằng tiếng Anh). 29 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.