Réhahn
Réhahn | |
---|---|
Réhahn | |
Sinh | 4 tháng 5, 1979 Bayeux, Normandy, Pháp |
Quốc tịch | người Pháp |
Réhahn, sinh ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1979 ở Bayeux, Normandy, Pháp, là một nhiếp ảnh gia hiện đang sống tại Hội An, Việt Nam. Anh đã đi qua hơn 35 quốc gia và đặc biệt nổi tiếng về các bức ảnh chân dung tại Việt Nam, Cuba và Ấn Độ. Được biết đến như là một nhiếp ảnh gia "lưu giữ linh hồn nhân vật",[1] anh luôn hướng tới tìm hiểu, khám phá những di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam từ năm 2011.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, anh đã chính thức mở cửa Bảo Tàng nghệ thuật Di sản vô giá, nơi trưng bày những di sản và văn hoá truyền thống của các nhóm dân tộc hiện đang dần biến mất.[2]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2007, khi đến Việt Nam du lịch lần đầu tiên với một Tổ chức phi chính phủ Pháp, anh đã khám phá nền văn hoá của đất nước này qua ống kính của mình với hơn 50.000 bức ảnh. Năm 2011, anh quyết định chuyển đến Việt Nam, và đã chọn Hội An, thành phố nằm trong danh sách bảo tồn của UNESCO làm nơi định cư lâu dài.
Tháng Giêng, 2014, anh cho phát hành cuốn sách ảnh "Việt Nam, những mảnh ghép tương phản", là một bộ sưu tập gồm 150 tác phẩm miêu tả sự đa dạng của đất nước. Trở thành ấn phẩm bán chạy nhất ở Việt Nam và có mặt tại 29 quốc gia.
Cùng năm đó, Réhahn cho ra đời bức ảnh "Những người bạn tốt"[3] với khoảnh khắc của Kim Luân, cô bé 6 tuổi người M 'nong đang cầu nguyện trước một chú voi. Nhờ bài viết giới thiệu của tờ Caters tại New York, bức ảnh đã được xuất bản trên 25 quốc gia và trở thành trang bìa của nhiều tạp chí nổi tiếng như Conde Nast Traveler, The Times và National Geographic.
Vào tháng 12 năm 2014, anh được xếp hạng 4 trong top 10 nhiếp ảnh gia chụp ảnh chân dung nổi tiếng nhất thế giới trên trang web boredpanda,[4] bên cạnh các tên tuổi khác. Bài viết này đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng.
Năm 2015, hai bức ảnh "Những người bạn tốt" và "Nụ cười ẩn giấu" ảnh bìa của cuốn sách ảnh đầu tiên đã trở thành một phần trong Bộ sưu tập của Bảo tàng Asian House tại Havana, Cuba sau cuộc triển lãm mang tên "Valiosa Herencia" (Di sản vô giá). Ngay năm sau đó, bức chân dung của Bà Xong từ tác phẩm "Nụ cười ẩn giấu" được chính thức đưa vào Bộ sưu tập[5] của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Hà nội.
Tháng Mười Một, 2015, Réhahn phát hành phần 2 của cuốn sách ảnh " Việt Nam, những mảnh ghép tương phản ", bao gồm 150 tác phẩm mới lấy cảm hứng từ chuyến hành trình tìm gặp 54 nhóm dân tộc Việt Nam.
Tháng Giêng, 2016, anh được xếp hạng là nhiếp ảnh gia người Pháp nổi tiếng thứ hai trên internet.[6]
Vào ngày 15 tháng 6 năm 2016, chương trình truyền hình về du lịch của Pháp, Échappées Belles(France 5),[7] đã ghi hình và giới thiệu công việc của anh với công chúng Pháp.
Ngày 1 tháng 1 năm 2017, anh công bố khai trương Bảo tàng nghệ thuật Di sản vô giá trong lòng phố cổ Hội An, như một món quà tri ân dành cho các nhóm dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/2017 Mở rộng không gian khu thứ hai của Bảo tàng Di sản vô giá
Tháng 3/2018 Bức ảnh “ Nụ cười ẩn giấu” với chân dung cụ Xong được chọn làm quà tặng cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm kỉ niệm 45 năm quan hệ Pháp – Việt.
Dự án "Di sản vô giá"
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2013, trong hành trình tìm gặp các nhóm dân tộc miền Bắc Việt Nam, anh đã tận mắt chứng kiến không chỉ màu sắc đa dạng trong văn hoá mà cả sự tồn tại mong manh các di sản của họ.[8] Những bộ trang phục truyền thống, ngôn ngữ riêng, các tập tục và những tri thức lâu đời đang dần biến mất.
Sau đó, Réhahn bắt đầu tìm kiếm, thu thập các bộ quần áo truyền thống [9] thường được cho đi bởi các vị trưởng làng với mong muốn góp phần giới thiệu và bảo vệ nền văn hóa của họ. Vào cuối năm 2016, anh đã gặp gỡ được 45 trên 54 nhóm dân tộc của Việt Nam.
Ngày 1 tháng 1 năm 2017, anh đã mở cửa Bảo tàng nghệ thuật Di sản vô giá, là thành tựu, kết quả của cuộc hành trình kéo dài 5 năm chạy dọc đất nước Việt Nam tìm kiếm tư liệu về các nhóm dân tộc. Với diện tích 500m2, không gian nghệ thuật mới này trưng bày hơn 200 bức ảnh, trong số đó có một loạt các bức chân dung khổ lớn (cao 2m), 65 bộ trang phục dân tộc cùng các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày. Kèm theo đó là các thông tin và những câu chuyện trong các chuyến đi của anh được dịch sang tiếng Anh, Pháp và tiếng Việt.
Với cách tiếp cận đầy cởi mở và khêu gợi sự tò mò trí tuệ, bảo tàng luôn mở cửa miễn phí cho du khách. Vì thế, nhiếp ảnh gia hy vọng sẽ thu hút cả khách du lịch và người dân địa phương để quảng bá rộng rãi về di sản văn hoá của các nhóm dân tộc đang đứng trước nguy cơ biến mất mãi mãi.[10] Ông Mondialisation đã có lời nhận xét về bảo tàng như thế.
Ảnh nghệ thuật trường phái Ấn tượng
[sửa | sửa mã nguồn]Vào năm 2022, Réhahn đã cho ra đời bộ sưu tập ảnh với phong cách hoàn toàn mới theo trường phái Ấn tượng, làm mờ ranh giới giữa nhiếp ảnh và hội họa. Lấy cảm hứng từ phong trào Ấn tượng và Hậu Ấn tượng với sự chú trọng vào ánh sáng tự nhiên, những hình ảnh đời thường trong cuộc sống và cảm xúc tập trung vào một khoảnh khắc, Réhahn là người nghệ sĩ tiên phong với trường phái nhiếp ảnh này.
Các tác phẩm chụp theo trường phái Ấn tượng của Réhahn kết hợp kỹ thuật của máy ảnh với tính chất hội họa của trường phái Ấn tượng. Bằng cách sử dụng các yếu tố tự nhiên như bóng phản chiếu dưới làn nước và hình ảnh biến dạng trong không khí qua làn nhiệt từ ngọn lửa để diễn đạt, những bức ảnh thu được gợi lên cảm giác chuyển động của nét cọ trong hội hoạ, ánh sáng linh hoạt và vẻ đẹp tự nhiên trong khoảnh khắc. Chúng gợi nhớ đến tác phẩm của các hạo sĩ Monet, Degas, Cézanne và Van Gogh. Ngoài cách tiếp cận đầy sáng tạo với ánh sáng và màu sắc, Réhahn còn lấy cảm hứng từ các kỹ thuật sáng tác mỹ thuật của Nhật Bản để mang đến chất liệu sáng tạo mới lạ.
Dự án "Trao tặng lại"
[sửa | sửa mã nguồn]Theo nhân sinh quan của anh về Dự án Trao tặng lại,[11] nhiếp ảnh gia muốn giúp đỡ các nhân vật trong tác phẩm của mình có được điều kiện sống tốt hơn. Được bắt đầu với Madam Xong, nhân vật trên trang bìa của cuốn sách ảnh thành công đầu tiên. Réhahn đã tặng một chiếc thuyền gỗ mới[12] như mong muốn của bà để có thể tiếp tục chèo lái chở khách du lịch vòng quanh. Anh cũng tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện được đến trường cho những đứa trẻ trong các bức ảnh của mình.[13]
Với anh, "các nhiếp ảnh gia sẽ không bao giờ thành công nếu thiếu đi những nhân vật trong tác phẩm của mình" và anh hy vọng sẽ khởi xướng thành một phong trào cho các nhiếp ảnh gia khác.
Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Việt Nam, những mảnh ghép tương phản, tháng 1 năm 2014 ( 978-604-936-436-5)
- Việt Nam, Những mảnh ghép tương phản, cuốn 2, Tháng Mười Một 2015 (978-604-86-9307-7)
- Việt Nam, Những mảnh ghép tương phản, cuốn 3, Tháng Hai 2020 (978-604-86-4292-1)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Eyes of the World par Rehahn - L'âme à travers le regard” (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ Media, Prisma (ngày 16 tháng 9 năm 2016). “"Un jour, le chapeau conique disparaîtra au Vietnam"”. GEO.fr. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Vietnamese youngster tames fully grown elephant”. Mail Online. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Top 10 Most Famous Portrait Photographers In The World”. Bored Panda (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Rehahn donates "Hidden Smile" photo to Hanoi museum - Rehahn donates "Hidden Smile" photo to Hanoi museum - News from the Saigon Times”. english.thesaigontimes.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Le top 100 des photographes les plus populaires sur le web en 2016 | Lense”. Lense (bằng tiếng Pháp). ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Echappées Belles (France 5) - A la découverte du Vietnam, le pays du sourire”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong
|accessdate=
và|access-date=
(trợ giúp) - ^ “Stunning photos of the vanishing tribes of Vietnam”. INSIDER (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Stunning photos of the vanishing tribes of Vietnam”. The Independent (bằng tiếng Anh). ngày 31 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ Mondialisation, Mr (ngày 28 tháng 1 năm 2017). “Il photographie les ethnies du Vietnam avant leur disparition”. Mr Mondialisation (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Giving back project by Rehahn”. Réhahn Photography (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Frenchman Rehahn launches "Giving Back" project”. VietNam Breaking News (bằng tiếng Anh). ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
- ^ Newspaper, Tuoi Tre. “French photographer exhibits photos of Vietnamese children”. tuoitrenews.vn.
Các tin liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]- http://www.bbc.com/travel/gallery/20190613-the-many-faces-of-vietnam
- https://www.nytimes.com/2019/03/21/travel/what-to-do-in-hoi-an-vietnam.html
- http://www.bbc.com/culture/story/20180910-the-photos-that-change-lives
- https://www.scmp.com/magazines/post-magazine/long-reads/article/2159781/haunting-portraits-vietnams-disappearing-tribes
- http://www.spiegel.de/fotostrecke/vietnams-voelker-beten-mit-elefant-fotostrecke-163616.html
- https://www.wanderlust.co.uk/content/photo-gallery-faces-around-the-world-rehahn-vietnam-cuba-india/
- https://www.scotsman.com/news/french-photographer-rehahn-on-the-secret-of-taking-an-evocative-image-1-4782803
- https://www.lonelyplanet.com/news/2018/08/28/vietnam-portrait-rehahn-precious-heritage/ Lưu trữ 2018-10-21 tại Wayback Machine
- Nhiếp ảnh gia Pháp và sứ mệnh mới ở Việt Nam
- Những đứa trẻ nghèo của Rehahn và dự án Trao tặng lại
- Bảo tàng Di sản vô giá của Rehahn tại Hội An
- Bức ảnh "Best Friends" Kim Luân và chú voi,
- Dự án Vẻ đẹp không tuổi của nhiếp ảnh gia Pháp
- Nhiếp ảnh gia Pháp và 40.000 bức ảnh dân tộc dân tộc thiểu số Việt Nam
- Hidden Smiles Nụ cười Việt Nam trên báo nước ngoài của nhiếp ảnh gia Pháp
- Bức ảnh Cô bé Chăm với đôi mắt xanh đặc biệt của nhiếp ảnh gia Pháp,