Sở biểu và năng biểu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sơ đồ minh họa mối quan hệ giữa sở biểu (tiếng Pháp: signifié) và năng biểu (tiếng Pháp: signifiant) trong tác phẩm Cours de linguistique génerale (Giáo trình ngôn ngữ học đại cương) của nhà ngôn ngữ học de Saussure

Trong ký hiệu học, sở biểu và năng biểu[1] hay cái được biểu đạt và cái biểu đạt[2] (tiếng Pháp: signifié et signifiant; tiếng Anh: signified and signifier) là hai thành tố kiến tạo nên một ký hiệu (tiếng Pháp: signe; tiếng Anh: sign). Khái niệm này được đề xướng bởi nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure,[3] rồi được tiếp tục phát triển bởi các nhà ngôn ngữ học và các nhà triết học trường phái hậu cấu trúc luận, tiêu biểu là Jacques Derrida.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Thiện Giáp (15 tháng 9 năm 2014). “Phân biệt nghĩa và ý nghĩa trong ngôn ngữ học hiện đại”. Tạp chí khoa học Nghiên cứu Nước ngoài. 30 (3): 1–13. ISSN 2525-2445. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Nguyễn Thị Minh (ngày 15 tháng 4 năm 2017). “Về cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ” (PDF). Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 14 (4b): 20–29. ISSN 1859-3100. Truy cập 19 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Saussure, Ferdinand de (1983) [1913]. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Cao Xuân Hạo (biên dịch). NXB Khoa học xã hội.