Tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Wilkinson Microwave Anisotropy Probe
Artist's impression of WMAP
TênMAP
Explorer 80
Dạng nhiệm vụCMBR Astronomy
Nhà đầu tưNASA
COSPAR ID2001-027A
SATCAT no.26859
Trang webmap.gsfc.nasa.gov
Thời gian nhiệm vụ9 years, 1 month, 19 days
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtNASA / NRAO
Khối lượng phóng835 kg (1.841 lb)[1]
Khối lượng khô763 kg (1.682 lb)
Kích thước3,6 m × 5,1 m (12 ft × 17 ft)
Công suất419 W
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng19:46:46, 30 tháng 6 năm 2001 (2001-06-30T19:46:46)[2]
Tên lửaDelta II 7425-10
Địa điểm phóngCape Canaveral SLC-17
Kết thúc nhiệm vụ
Cách loại bỏpassivated
Dừng hoạt động28 tháng 10 năm 2010 (2010-10-28)
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuL2 point
Chế độLissajous
Gương chính
Kiểu gươngGregorian
Đường kính1,4 m × 1,6 m (4,6 ft × 5,2 ft)
Bước sóng23 GHz to 94 GHz
Thiết bị

NASA collage of WMAP-related imagery (spacecraft, CMB spectrum and background image)
← HETE
RHESSI →
 

Tàu thăm dò Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson viết tắt WMAP (tiếng Anh: Wilkinson Microwave Anisotropy Probe) là một tàu vũ trụ của NASA hoạt động từ năm 2001 đến 2010 [1][2], thực hiện đo sự khác biệt trên bầu trời trong dải nhiệt độ của bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB, cosmic microwave background) - nhiệt bức xạ còn lại từ Big Bang [3].

Chương trình nghiên cứu được phát triển trong một quan hệ đối tác giữa Trung tâm Bay không gian Goddard của NASAĐại học Princeton, đứng đầu là Giáo sư Charles L. Bennett của Đại học Johns Hopkins [4].

Tàu vũ trụ WMAP được phóng vào ngày 30/06/2001 từ Florida. Nhiệm vụ WMAP đã thành công trong sứ mệnh thăm dò COBE (Cosmic Background Explorer) và là sứ mệnh hạng trung (MIDEX) thứ hai trong chương trình nghiên cứu của NASA. Ban đầu sứ mệnh có tên MAP (Microwave Anisotropy Probe) và năm 2003 được đổi tên thành WMAP để vinh danh nhà vũ trụ học David Todd Wilkinson (1935-2002), người đã từng là một thành viên của nhóm nghiên cứu khoa học của sứ mệnh.

Sau 9 năm hoạt động, WMAP được tắt trong năm 2010, khi tàu không gian Planck tiên tiến hơn của Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA ra đời vào năm 2009 [4].

Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu của WMAP là đo lường sự khác biệt nhiệt độ trong bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB). Các bất đẳng hướng sau đó được sử dụng để đo lường hình học của vũ trụ, nội dung, và sự phát triển, và để kiểm tra mô hình Big Bang, và lý thuyết lạm phát vũ trụ [5].

Với mục tiêu đó cần tạo được một bản đồ toàn bộ bầu trời của CMB, với độ phân giải 13 phút cung (arcminute) qua quan sát đa tần số. Bản đồ này đòi hỏi các sai số hệ thống ít nhất, không có tiếng ồn điểm ảnh tương quan, và hiệu chuẩn chính xác, để cho ra độ chính xác góc lớn hơn độ phân giải của thiết bị [5].

Bản đồ chứa 3.145.728 pixel, và sử dụng phần mềm HEALPix để pixel hóa toàn hình cầu [6]. Kính thiên văn cũng đo phân cực E-mode của CMB, và sự phân cực nền. Thiết bị có thời gian sống 27 tháng; 3 tháng để tới được vị trí L2, và 2 năm quan sát [5].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Liz Citrin. “WMAP The Wilkinson Microwave Anisotropy Probe”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “wmapLiz” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b “WMAP News: Events Timeline”. NASA. ngày 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “nasaEvents” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ “Tests of Big Bang: The CMB”. Universe 101: Our Universe. NASA. tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2009. Only with very sensitive instruments, such as COBE and WMAP, can cosmologists detect fluctuations in the cosmic microwave background temperature. By studying these fluctuations, cosmologists can learn about the origin of galaxies and large scale structures of galaxies and they can measure the basic parameters of the Big Bang theory.
  4. ^ a b “New image of infant universe reveals era of first stars, age of cosmos, and more”. NASA / WMAP team. ngày 11 tháng 2 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ a b c Bennett et al. (2003a)
  6. ^ Bennett et al. (2003b)

Nguồn

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]